Bệnh chàm bìu có nguy hiểm không?09/04/2016 - 0

   Bệnh chàm bìu là bệnh thường gặp khi thời tiết nóng ẩm mùa hè, biến chứng nặng nhất là ngứa bộ phận sinh dục, bệnh chàm bìu cần được điều trị kịp thời, nếu không điều trị kịp thời, bệnh chàm bìu cấp tính có thể trở thành mãn tính và gây ra hàng loạt biến chứng. Vậy những biến chứng của bệnh chàm bìu là gì?

   Biến chứng cấp tính.
   Triệu chứng: Da vùng bìu bị ngứa nhưng không thấy nổi mẩn đỏ, do người bệnh luôn gãi nên thường xuyên dẫn đến vùng da bị tổn thương dày lên và đóng vảy tiết.
   Lý do: Độ ẩm tại chỗ là nguyên nhân chính gây ngứa vùng bìu. Bản thân bìu là tuyến bài tiết, cộng với mồ hôi ra nhiều, nếu thường xuyên mặc đồ bó sát, chất liệu sợi hóa học, không thấm hút mồ hôi tốt, không thông thoáng sẽ dễ gây ngứa bìu. Quan hệ tình dục với phụ nữ bị viêm âm đạo do nấm Candida, bộ phận sinh dục của nam giới bị kích thích bởi dịch tiết gây viêm nhiễm cũng có thể gây ngứa vùng bìu. Ngoài ra, tinh thần căng thẳng, bị kích thích từ đồ ăn cay, ma sát, tĩnh điện, kích ứng da bộ phận sinh dục do chất tẩy rửa để lại trên quần lót cũng có thể gây ngứa bìu.
    Biến chứng mãn tính.
   Triệu chứng: giới hạn ở da bìu, đôi khi kéo dài xung quanh hậu môn, một số ít có thể kéo dài đến dương vật. Ngứa nghiêm trọng. Da nổi mẩn đỏ, xói mòn và tiết dịch.
   Lý do: Có liên quan đến cơ địa của từng người bị chàm nên dị ứng là nguyên nhân quan trọng, bao gồm chất liệu quần áo lót, thuốc nhuộm và tôm, cua, thịt bò, lạc, rượu,… trong chế độ ăn đều có thể gây ra bệnh chàm bìu. Ngoài ra, độ ẩm, ma sát, các yếu tố thần kinh và thời tiết giao mùa có thể gây ra hoặc làm nặng thêm bệnh.
    Không nên rửa vùng da bị chàm bằng nước nóng, cũng không nên rửa thường xuyên vì làm như vậy da có thể bị khô hơn, làm tổn thương chức năng hàng rào bảo vệ da thêm trầm trọng và dễ gây ngứa hơn. Do đó, không nên vệ sinh quá thường xuyên, nhiệt độ nước thấp, ít dùng bột giặt hoặc dùng chất tẩy có độ ẩm nhẹ, dưỡng ẩm da sau khi rửa để đảm bảo không gây dị ứng da.
   Chàm bìu là một bệnh ngoài da tương đối phổ biến, do vùng da bị bệnh đặc biệt nên ở đây xin nhắc nhở người bệnh nếu phát hiện bệnh không nên tự ý dùng thuốc, nếu không sẽ gây ra các bệnh ngoài da khác, ảnh hưởng đến sức khỏe của cơ thể, cần được điều trị kịp thời. Đừng trì hoãn việc điều trị.

   Bệnh chàm bìu có nguy hiểm không?
   Trên thực tế, có rất nhiều loại bệnh chàm khác nhau. Mỗi loại lại được phân loại và đánh giá theo mức độ nghiêm trọng cũng hoàn toàn khác nhau. Thông thường, bệnh chàm được xem là một tình trạng mạn tính, có nghĩa là việc điều trị cần lâu dài và rất khó để chữa trị dứt điểm. Ngược lại, điều trị các triệu chứng chàm có thể giảm bớt và phòng ngừa chàm da tái phát được cho là phương pháp điều trị hiệu quả nhất hiện nay.
   Cần làm rõ rằng chàm bìu không phải là bệnh truyền nhiễm. Nó không thể lây truyền từ người này sang người khác mà chỉ trở nên nặng hơn hoặc giảm nhẹ ở mỗi người. Tuy nhiên trong trường hợp chàm bìu nhiễm khuẩn, nấm men, nguy cơ lây nhiễm vẫn có thể xảy ra do sự truyền nhiễm của vi khuẩn trên da.
   Người bệnh cần đi khám bác sĩ khi:
   - Các triệu chứng của chàm bìu làm ảnh hưởng đến giấc ngủ và các hoạt động hằng ngày của cơ thể.
   - Xuất hiện ngày càng nhiều các dấu hiệu của bệnh chàm bìu.
Khoảng thời gian giữa các lần bùng phát cơn ngứa, tấy đỏ ngày càng ngắn hơn.
   - Chàm bìu có biểu hiện lan sang các khu vực khác trên cơ thể.
   - Sốt cao hoặc có triệu chứng bị nhiễm trùng.
   Tốt hơn hết, khi cảm thấy có bất kỳ nghi ngờ về sức khỏe hoặc cảm thấy những điều bất ổn liên quan đến làn da, đừng ngần ngại mà sắp xếp gặp bác sĩ da liễu ngay. Bệnh chàm khiến người bệnh có nguy cơ bị nhiễm trùng tụ khuẩn cao hơn, tiềm ẩn nhiều nguy hại về sức khỏe khác.