Bệnh chàm môi và thuốc chữa trị như thế nào?18/12/2017 - 0

 

   Điều trị chàm môi tương đối khó khăn và dai dẳng. Nếu bệnh do các yếu tố ngoại sinh gây ra, chúng ta có thể ngăn chặn bằng việc hạn chế tiếp xúc với các yếu tố đó. Tuy nhiên, nếu do cơ địa của người bệnh thì rất khó kiểm soát. Các phương pháp trị liệu chủ yếu tập trung vào việc điều trị triệu chứng. Người bệnh có thể áp dụng cách chữa bằng thuốc dân gian hoặc thuốc Tây, cụ thể là:

 

Bài thuốc chữa chàm môi trong dân gian

 

Những bài thuốc dân gian thường có ưu điểm là giá rẻ, lành tính vì sử dụng các loại thảo dược từ thiên nhiên. Bệnh nhân có thể tham khảo một số mẹo dân gian sau:

 

Sử dụng mật ong

 

Mật ong có tác dụng làm mềm môi và kháng khuẩn hiệu quả nhờ đó giảm các triệu chứng của bệnh chàm môi.

 

Chuẩn bị một ít mật ong. Bôi mật ong 1 lớp mỏng lên môi và giữ trong 30 phút rồi rửa sạch môi bằng nước ấm.

 

Dùng dầu dừa hoặc một số loại dầu thực vật

 

Bệnh nhân có thể sử dụng dầu dừa hoặc dầu hướng dương, ôliu để bôi lên vùng da bị chàm.

 

Chuẩn bị một thìa nhỏ dầu thực vât. Lau sạch da môi rồi thoa nhẹ dầu lên. Để da khô trong khoảng 1 tiếng rồi rửa sạch lại bằng nước ấm.

 

Lá trầu không điều trị chàm ở môi 

 

Cách làm: Lá trầu không đem rửa sạch để ráo nước rồi giã nát lá và lọc lấy nước cốt. Lấy bông hoặc vải thấm phần nước cốt rồi bôi lên môi bị chàm. Để khoảng 30 phút rồi rửa lại bằng nước ấm.

 

Người bệnh có thể áp dụng bài thuốc này 2 – 3 lần mỗi ngày để chữa chàm môi.

 

Phương pháp Tây y điều trị bệnh

 

Các bác sĩ thường chỉ định một số loại thuốc dưới đây để điều trị bệnh chàm môi.

 

Nhóm thuốc bôi ngoài da để dưỡng ẩm

 

Những loại kem dưỡng ẩm thường được sử dụng là: Eucerin, Lubriderm và Aquaphor là những loại kem phổ biến để chữa chàm ở môi. Người bệnh tuyệt đối không sử dụng các dòng sản phẩm dưỡng môi không có nguồn gốc hoặc chứa nhiều thành phần hóa chất độc hại.

 

Thuốc kháng Histamin và kháng sinh

 

Nhóm thuốc này thường được kê dưới dạng thuốc theo đường uống hoặc thuốc mỡ để bôi ngoài. Thuốc kháng sinh sẽ hạn chế tình trạng viêm nhiễm ngoài da. Thuốc kháng Histamin sẽ kiểm soát biểu hiện ngứa trên da.

 

Khi sử dụng nhóm thuốc này cần phải cẩn trọn vì có thể gây ra hiện tượng chóng mặt, buồn nôn, đau dạ dày… Tuyệt đối không tự ý sử dụng nếu không có chỉ định của bác sĩ.

 

Dùng thuốc steroid

 

Thuốc bôi steroid hiện là biện pháp điều trị chính cho bệnh chàm môi. Bệnh nhân sử dụng kem hydrocortisone 1% bôi lên vùng da tổn thương giúp làm giảm ngứa,viêm. Tuy nhiên, thuốc steroid chỉ được sử dụng trong thời gian ngắn từ 1 – 2 tuần. Nếu người bệnh lạm dụng thì có thể gây một số tác dụng phụ như rạn da, làm mỏng da hoặc da bị biến đổi màu.

 

Bên cạnh việc dùng thuốc, một chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý cũng rất cần thiết, cụ thể là:

 

·         Luôn vệ sinh môi sạch sẽ, giữ độ ẩm cho da nhất là vào mùa đông, tẩy da chết 2-3 lần/tuần.

 

·         Khi môi bị khô, tuyệt đối không được liếm. Hạn chế tự bóc những vảy thừa trên môi.

 

·         Tránh ăn thức ăn cay nóng, đồ chiên rán xào mỡ. Hạn chế các chất kích thích, đồ uống cồn.

 

·         Uống đủ nước mỗi ngày (khoảng 2.5 lít).

 

·         Tăng cường rau xanh, hoa quả tươi chứa nhiều chất xơ và vitamin A, C, E để giúp da khỏe mạnh và tăng cường hệ miễn dịch.

 

·         Tránh bị căng thẳng, stress, luôn giữ tinh thần vui vẻ, thoải mái.

 

Trên đây là những thông tin hữu ích về nguyên nhân cũng như cách chữa trị bệnh chàm môi. Hy vọng sau bài viết bạn đọc sẽ có những kiến thức trong việc phòng ngừa và điều trị căn bệnh này.

 

 

 

Cùng ch đề