Biện pháp điều trị nổi mề đay an toàn hiệu quả là gì?29/01/2019 - 0

1. Sử dụng thuốc Tây điều trị mề đay

   Mề đay thường xảy ra khi cơ thể sản sinh quá nhiều histamin. Vì vậy, Tây y sử dụng các loại thuốc kháng histamin để kiểm soát các triệu chứng. Bên cạnh đó, bác sĩ có thể cân nhắc sử dụng thuốc kháng viêm, ức chế miễn dịch, giảm ngứa. Một số nhóm thuốc được sử dụng trong điều trị mề đay gồm:

   Thuốc kháng Histamine

   Sử dụng thuốc kháng Histamine không kê đơn có tác dụng ngăn ngừa giải phóng Histamine và cải thiện các triệu chứng nổi mề đay. Các loại thuốc phổ biến thường được sử dụng bao gồm:

  • Fexofenadine
  • Desloratadine
  • Loratadine
  • Cetirizine

   Nếu các loại thuốc trên không mang lại hiệu quả điều trị, bác sĩ có thể cân nhắc chỉ định các loại thuốc có tác dụng mạnh hơn. Thuốc này có xu hướng khiến người bệnh buồn ngủ và gây ra một số tác dụng phụ khác. Các loại phổ biến bao gồm Hydroxyzine Pamoate và Doxepin.

   Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc người có chuyên môn. Ngoài ra, các đối tượng đặc biệt bao gồm phụ nữ mang thai, đang cho con bú, có các bệnh mãn tính hoặc đang sử dụng các loại thuốc khác, cần trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.

   Các loại thuốc khác điều trị chứng nổi mề đay

   Nếu thuốc kháng Histamine không thể cải thiện các triệu chứng, người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ về các loại thuốc khác. Các loại phổ biến bao gồm:

  • Corticosteroid đường uống: Có thể hỗ trợ giảm sưng, đỏ và ngứa da. Thuốc được chỉ định trong thời gian ngắn và cho các trường hợp nghiêm trọng, như phù mạch. Lạm dụng Corticosteroid đường uống hoặc sử dụng trong thời gian dài có thể gây một số tác dụng phụ nghiêm trọng. Vì vậy sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.
  • Kháng thể đơn dòng Omalizumab: Thường được chỉ định cho trường hợp mề đay mãn tính và dai dẳng. Thuốc được bào chế dưới dạng tiêm mỗi tháng một lần.
  • Thuốc chống trầm cảm Doxepin: Được sử dụng dưới dạng kem bôi ngoài da có thể giảm ngứa và kích ứng da. Tuy nhiên, thuốc có thể gây chóng mặt và buồn ngủ.
  • Thuốc kháng Leukotriene: Thường được chỉ định cho trường hợp không đáp ứng thuốc kháng Histamine. Các loại phổ biến bao gồm Zafirlukast và Montelukast.
  • Thuốc ức chế hệ thống miễn dịch: Có tác dụng ức chế hệ thống miễn dịch và ngăn ngừa phản ứng của hệ thống miễn dịch với các chất gây dị ứng. Các loại thuốc phổ biến bao gồm Tacrolimus hoặc Cyclosporine. Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

2. Thuốc Đông y điều trị mề đay từ căn nguyên ngăn tái phát

   Nếu thuốc Tây chủ yếu tập trung kiểm soát lượng histamin để giảm triệu chứng mề đay hoặc thuốc kháng viêm, giảm ngứa thì Đông chú trọng điều trị bệnh từ căn nguyên và ngăn tái phát. Bởi, theo quan niệm Đông y, mề đay mẩn ngứa, ban đỏ xảy ra khi cơ thể nhiễm phong hàn, phong nhiệt dẫn đến huyết nhiệt, huyết táo. Ngoài các tác nhân bên ngoài thì sự suy yếu của tạng phủ, sức đề kháng là nguyên nhân khiến bệnh bùng phát.

   Do đó, để điều trị mề đay hiệu quả, Đông y kết hợp điều trị từ gốc rễ bên trong với phép trị tiêu độc, thanh nhiệt, lương huyết, hoạt huyết, tăng cường chức năng gan, ổn định cơ địa. Đồng thời, điều trị triệu chứng bên ngoài với phép trị tiêu ban, khu phong, tán hàn, phục hồi và tái tạo da. 

   Mặc dù thời gian khỏi bệnh lâu hơn nhưng với cơ chế điều trị chặt chẽ, ngăn tái phát hiệu quả, liệu pháp Đông y được đa số bệnh nhân mề đay tin dùng. Trong đó, nổi bật nhất là bài thuốc Tiêu ban Giải độc thang – Liệu pháp đặc trị mề đay từ thảo dược Đông y độc quyền của Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc.

Cùng ch đề