Các biện pháp kiểm soát bệnh ghẻ hóa chàm17/05/2018 - 0

   Trong thời gian điều trị bệnh ghẻ hóa chàm theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, người bệnh nên kết hợp với các biện pháp chăm sóc da và chế độ sinh hoạt hợp lý để hỗ trợ kiểm soát các triệu chứng bệnh lý tốt hơn, đồng thời ngăn ngừa tình trạng bệnh lây lan cho những người xung quanh.

   Một số biện pháp kiểm soát các triệu chứng bệnh ghẻ chàm hóa được áp dụng phổ biến như:

  • Sử dụng các sản phẩm chăm sóc da có nguồn gốc rõ ràng, được chiết xuất từ tự nhiên, dịu nhẹ, không chất tạo màu, tạo mùi để hạn chế tình trạng kích ứng. Người bệnh có thể tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên môn để lựa chọn sản phẩm phù hợp với tình trạng da.
  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, uống nhiều nước, bổ sung các thực phẩm giàu chất khoáng và vitamin, các chất chống oxy hóa trong các loại rau củ, trái cây. Giúp tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ làm lành các vùng da bị tổn thương do ghẻ chàm hóa gây ra.
  • Người bệnh ghẻ chàm hóa nên lựa chọn các trang phục thoáng mát, rộng rãi, thấm hút tốt có chất liệu từ sợi tự nhiên hoặc cotton. Tránh những bộ quần áo có chất liệu dày, cứng như len, gây bí da, đổ nhiều mồ hôi,…Khi các trang phục này cọ xát vào da sẽ kích thích các phản ứng khiến tình trạng ngứa ngáy trở nên dữ dội hơn.
  • Khi các cơn ngứa ngáy khởi phát, bạn tránh chà xát hay cào gãi lên vùng da bị tổn thương. Hành động này chỉ có thể làm dịu cơn ngứa tạm thời nhưng sẽ gây trầy xước da, có nguy cơ dẫn đến bội nhiễm. Để cải thiện tình trạng ngứa ngáy, người bệnh có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ da liễu để được chỉ định các loại thuốc chống ngứa phù hợp.
  • Tuyệt đối không sử dụng chung vật dụng cá nhân như khăn mặt, khăn tắm hoặc tiếp xúc vào vùng da bị tổn thương của người bệnh. Vì bệnh lý có khả năng lây lan nên sẽ khiến các triệu chứng bùng phát sau khi bạn tiếp xúc với chúng.
  • Thường xuyên vệ sinh không gian sống, chăn, màn, gối, quần áo,…Sau khi giặt xong bạn nên ngâm tiếp tục với nước nóng và phơi ở những nơi có ánh nắng mặt trời để tiêu diệt các vi khuẩn gây hại.
  • Che chắn kỹ khi đến những nơi ô nhiễm, khói bụi, hạn chế đến những nơi ẩm thấp vì sẽ có nguy cơ bị ký sinh trùng Sarcoptes scabiei xâm nhập và gây bệnh ghẻ và ghẻ hóa chàm.
  • Tích cực điều trị bệnh ghẻ theo chỉ định của bác sĩ điều trị và kết hợp các biện pháp chăm sóc để tránh bệnh tiến triển thành ghẻ hóa chàm .

 

   Các triệu chứng bệnh ghẻ hóa chàm không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên, bệnh gây ra các tổn thương da, khiến da bong tróc, ngứa ngáy làm ảnh hưởng đến công việc, học tập cũng như sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Do đó, khi nhận thấy các dấu hiệu của bệnh lý, bạn nên nhanh chóng đến bệnh để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Cùng ch đề