Các phương pháp điều trị mụn trứng cá là gì?14/06/2017 - 0
-
Tham gia 16/02/2016
1. Sử dụng thuốc bôi + uống trị mụn trứng cá
Đối với các trường mụn trứng cá nhẹ và vừa, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc bôi sau:
- Thuốc bôi chứa acid salicylic: Acid salicylic là dẫn xuất của beta-hydroxy axit. Hoạt chất này có khả năng loại bỏ tế bào sừng tích tụ ở nang lông và hỗ trợ làm sạch bã nhờn, bụi bẩn tích tụ. Ngoài ra, acid salicylic còn có tác dụng sát trùng và giảm viêm nhẹ.
- Thuốc bôi chứa Benzoyl peroxide: Benzoyl peroxide (2.5 – 5%) được sử dụng đối với các mụn mủ hoặc mụn nang có kích thước lớn. Hoạt chất này hoạt động bằng cách đưa oxy vào các nang mụn khiến vi khuẩn kỵ khí (P. acnes) bị kìm hãm và tiêu diệt. Ngoài khả năng kháng khuẩn, Benzoyl peroxide còn giúp bạt sừng và bong vảy da.
- Thuốc kháng sinh tại chỗ: Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể chỉ định một số loại thuốc kháng sinh tại chỗ như Erythromycin và Clindamycin để ức chế vi khuẩn gây mụn nhằm giảm viêm và hạn chế mức độ tổn thương da.
- Kháng sinh đường uống: Kháng sinh đường uống được sử dụng khi mụn trứng cá có mức độ nặng và không có đáp ứng tốt với thuốc bôi tại chỗ. Các loại thuốc kháng sinh đường uống được sử dụng trong điều trị mụn trứng cá, bao gồm Clindamycin, Minocycline và Tetracycline. Tuy nhiên lạm dụng kháng sinh trị mụn đường uống có thể gây viêm nang lông.
- Thuốc bôi chứa Retinoid: Retinoids là dẫn xuất của vitamin A có tác dụng chống hiện tượng sừng hóa. Thuốc được sử dụng nhằm ngăn chặn sự hình thành của các nút sừng tại cổ nang lông, từ đó hạn chế nguy cơ bít tắc lỗ chân lông và gây mụn. Loại thuốc này thường được sử dụng với kháng sinh dạng bôi để tăng hiệu quả điều trị.
- Viên uống chứa dẫn xuất vitamin A: Đối với những trường hợp mụn trứng cá nặng, bác sĩ có thể chỉ định viên uống chứa dẫn xuất của vitamin A (Retinoid). Retinoid có khả năng điều hòa quá trình tăng trưởng của da, hạn chế tình trạng sừng hóa nang lông và kiểm soát lượng bã nhờn được bài tiết. Tuy nhiên sử dụng viên uống chứa dẫn xuất từ vitamin A có thể gây khô da, khô mắt, viêm kết mạc, viêm môi, khô miệng, rụng tóc,…
- Thuốc nội tiết: Thuốc nội tiết được chỉ định khi mụn trứng cá khởi phát do rối loạn nội tiết tố. Đối với trường hợp này, bác sĩ có thể chỉ định các viên uống nội tiết như Ethinylestradiol hoặc Levonorgestrel trong khoảng 3 – 6 tháng.
Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể chỉ định một số sản phẩm hỗ trợ như sữa rửa mặt, kem dưỡng, nước cân bằng,… chứa các thành phần bạt sừng và kháng khuẩn như PHA, BHA, AHA để hỗ trợ làm sạch da, giảm sừng hóa nang lông, ức chế vi khuẩn và ngăn ngừa tích tụ bã nhờn trong lỗ chân lông.
2. Liệu pháp ánh sáng (quang trị liệu)
Quang trị liệu là liệu pháp sử dụng ánh sáng nhằm điều trị các vấn đề ở da như vảy nến, viêm da cơ địa, viêm da tiết bã nhờn và mụn trứng cá. Trong điều trị mụn trứng cá, bác sĩ thường sử dụng ánh sáng có màu xanh lam – đỏ hoặc ánh sáng xanh lam đơn thuần.
Nghiên cứu cho thấy, ánh sáng xanh lam giúp biến đổi porphyrin của vi khuẩn P. acnes, ánh sáng đỏ giúp kích thích lưu thông máu và tăng sinh sợi mô liên kết nhằm hạn chế sẹo rỗ sau mụn.Tuy nhiên biện pháp này cho kết quả hạn chế và chỉ được áp dụng sau khi lấy nhân mụn nhằm cải thiện tình trạng viêm đỏ.
3. Sử dụng phương pháp trị mụn trứng cá bằng thảo dược thiên nhiên
Trị mụn trứng cá bằng thảo dược Đông y là một trong những phương pháp được nhiều người lựa chọn hiện nay. Thầy thuốc ưu tú, bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần – Giám đốc chuyên môn Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam – Nguyên PGĐ Chuyên môn kiêm Trưởng khoa khám bệnh BV YHCT đánh giá trị mụn bằng Đông y có nhiều ưu điểm vượt trội như an toàn, lành tính và can thiệp sâu vào tận căn nguyên bên trong vì thế hiệu quả toàn diện.