Cách chữa bệnh tổ đỉa bằng lá lốt14/02/2019 - 0

   Chỉ với lá lốt, dân gian có nhiều phương pháp khác nhau để điều trị bệnh tổ đỉa. Trong đó, được áp dụng phổ biến nhất là những cách sau:

   Ăn lá lốt

   Cách chữa bệnh tổ đỉa bằng lá lốt đơn giản nhất đó chính là sử dụng nguyên liệu này chế biến thành các món ăn như: Canh lá lốt nấu thịt băm, chả lá lốt, thịt lợn cuộn lá lốt nướng,… Luân phiên thay đổi trong thực đơn vừa giúp kích thích vị giác, lại có tác dụng hỗ trợ đẩy lùi các triệu chứng bệnh tổ đỉa từ bên trong.

   Uống nước lá lốt

   Chuẩn bị: 50g lá lốt tươi, 1 miếng vải sạch.

   Cách thực hiện:

 - Rửa sạch lá lốt, ngâm với nước muối pha loãng 10 – 15 phút. Vớt ra để ráo nước.

 - Cắt nhỏ lá lốt rồi cho vào cối giã nát hoặc xay nhuyễn bằng máy xay sinh tố.

 - Pha lá lốt đã được giã nhuyễn với 30ml nước ấm.

 - Dùng vải sạch lọc lấy nước cốt, bỏ bã.

 - Uống nước lá lốt mỗi ngày một lần cho đến khi bệnh được chữa khỏi.

   Rửa vùng da bị bệnh tổ đỉa bằng nước lá lốt

  Chuẩn bị: 1 nắm lá lốt.

  Cách thực hiện:

 - Bạn rửa sạch lá lốt rồi đem nấu với 1 lít nước.

 - Chờ cho nước lá lốt nguội, bạn lấy rửa vùng da bị tổ đỉa.

 - Lấy phần bã đắp vào chỗ bị tổ đỉa 20 phút.

 - Rửa lại da với nước sạch, lau khô bằng khăn mềm.

   Với cách chữa bệnh tổ đỉa bằng lá lốt này, bạn nên áp dụng mỗi ngày 3 – 4 lần. Nước lá lốt hoạt động như một chất sát trùng. Nó giúp làm sạch da và tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh.

   Chữa bệnh tổ đỉa với bài thuốc đắp từ lá lốt

   Chuẩn bị: Lá lốt (số lượng nhiều hay ít tùy theo diện tích da bị ảnh hưởng); Vài hạt muối ăn; Gạc y tế hoặc vải sạch.

   Cách thực hiện:

 - Sau khi rửa sạch lá lốt, bạn cắt nhỏ và đem giã nát cùng với muối ăn.

- Đắp hỗn hợp lên những vùng da bị tổ đỉa.

- Dùng miếng gạc băng lại để giữ lá lốt trên da trong khoảng 1 tiếng. Áp dụng đều đặn 1 – 2 lần/ngày để giảm ngứa và đối phó với các triệu chứng khó chịu do bệnh tổ đỉa gây ra.

   Một số lưu ý cần biết khi dùng lá lốt chữa tổ đỉa

   Lá lốt có nguồn gốc từ tự nhiên nên an toàn đối với hầu hết mọi người. Tuy nhiên, một số ít trường hợp có thể bị dị ứng với lá lốt. Bạn có thể gặp các dấu hiệu như: Sưng đỏ da, nổi mẩn ngứa, phát ban, khó thở, sưng môi, lưỡi, miệng,… Để đảm bảo an toàn, trước khi dùng lá lốt điều trị tổ đỉa, bạn hãy thử thoa một ít nước lá lốt lên da ở cổ tay. Chờ trong vòng 24 giờ nếu da không có bất cứ phản ứng xấu nào mới tiếp tục thực hiện. Khi dùng lá lốt để chế biến món ăn hoặc xay nước uống, bạn không nên sử dụng quá 100g/ngày.

   Đặc biệt, những đối tượng sau tuyệt đối không nên ăn lá lốt:

 - Bệnh nhân bị đau dạ dày.

- Người bị nóng trong, nhiệt miệng.

 - Đối tượng đang bị táo bón, quá 3 ngày chưa đi đại tiện, phân khô cứng.

   Trong quá trình chữa trị bệnh tổ đỉa bằng lá lốt cần lưu ý giữ vệ sinh da sạch sẽ; Tránh để da tiếp xúc với hóa chất, bụi bẩn; Uống nhiều nước. Đồng thời, tăng cường ăn các thực phẩm giàu vitamin C như: Cam, dứa, súp lơ xanh, rau cải xoăn, cà chua,… giúp tăng sức đề kháng cho da, nhanh lành tổn thương.

Cùng ch đề