Cách chữa nổi mề đay khi mang thai là gì?20/03/2017 - 0
-
Tham gia 16/02/2016
1. Điều trị nổi mề đay khi mang thai tại nhà bằng mẹo dân gian
Để khắc phục mề đay mẩn ngứa, mẹ bầu có thể áp dụng một số mẹo dân gian tại nhà như:
- Tắm nước mát để giảm ngứa ngáy, viêm đỏ và sẩn ngứa trên da.
- Chườm lạnh lên vùng da tổn thương từ 15 – 20 phút giúp giảm viêm và ngứa.
- Sử dụng các loại kem dưỡng ẩm có tác dụng làm dịu da để giảm triệu chứng do mề đay thai kỳ.
- Có thể uống trà bạc hà, trà gừng hoặc trà hoa cúc để giải dị ứng và giảm ngứa da.
Ngoài ra bạn có thể tận dụng một số loại thảo dược tự nhiên để cải thiện tình trạng nổi mề đay khi mang thai, như: Nha đam, ngải cứu, lá hẹ, rau má, rau diếp cá…
- Lá nha đam: Sử dụng gel nha đam tươi thoa lên vùng da tổn thương có thể giảm viêm và ngứa đáng kể. Áp dụng mẹo chữa này 2 – 3 lần/ ngày cho đến khi nổi mề đay thuyên giảm hẳn.
- Ngâm bột yến mạch: Bột yến mạch có tác dụng giảm ngứa và phục hồi da tự nhiên. Vì vậy bạn có thể ngâm vùng da bị ảnh hưởng với bột yến mạch và nước mát để giảm các triệu chứng do mề đay gây ra.
- Chườm lá ngải cứu: Lấy một nắm lá ngải cứu tươi rửa sạch, để ráo nước. Cho ngải cứu vào chảo rang nóng cùng một chút muối hạt. Để lá vào khăn mỏng sạch và chườm lên vùng da nổi mề đay. Thực hiện hàng ngày.
Bên cạnh đó, mẹ bầu khi thực hiện điều trị mề đay tại nhà cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Tránh xa các tác nhân gây bệnh.
- Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, chất liệu thấm mồ hôi.
- Vệ sinh nơi ở và nhà cửa sạch sẽ.
- Vệ sinh da 2 hàng ngày và giữ cho da khô thoáng, mát mẻ
- Không tắm nước quá nóng hoặc quá lạnh.
- Hạn chế dùng mỹ phẩm.
- Tránh cào hoặc gãi lên vùng da tổn thương.
- Luôn suy nghĩ lạc quan, tích cực.
- Xây dựng lối sống lành mạnh, không thức khuya, thường xuyên luyện tập thể dục nâng cao sức khỏe…
Chữa nổi mề đay khi mang thai tại nhà có ưu điểm lành tính, an toàn, dễ thực hiện với nguyên liệu dễ kiếm. Tuy nhiên, phương pháp này hiệu quả thấp, chỉ có tác dụng với bệnh nhẹ. Với trường hợp mề đay mãn tính không có hiệu quả. Bệnh không khỏi dứt điểm và dễ tái phát trở lại.
2. Chữa nổi mề đay bằng thuốc Tây y
Trong trường hợp cần thiết, bệnh mề đay nặng, mẹ bầu cần sử dụng các loại thuốc Tây y để điều trị. Thuốc tân dược có tác dụng nhanh, giảm triệu chứng, kháng viêm hiệu quả. Bác sĩ sẽ tùy vào tình trạng bệnh mà kê đơn cho mẹ bầu những loại thuốc chủ yếu sau:
- Thuốc kháng Histamin dạng uống hoặc bôi: Cetirizine, Claritin, Chlorpheniramine, Loratadine…
- Thuốc Corticosteroid đường uống và bôi ngoài da: Budesonide, Triamcinolone…
- Thuốc Steroid bôi ngoài da. Một số trường hợp nặng có thể được chỉ định uống Steroid.
- Kem bôi ngoài da tại chỗ.
3. Điều trị nổi mề đay khi mang thai bằng Đông y
Ngày nay, nhiều mẹ bầu hiện đại có xu hướng tìm đến Đông y để chữa nổi mề đay. Nếu Tây y chỉ giúp giảm triệu chứng, dễ gây tác dụng phụ, thì y học cổ truyền trị bệnh từ gốc, cho hiệu quả lâu dài và an toàn với sức khỏe.
Đông y chữa bệnh theo cơ chế tác động sâu loại trừ bệnh từ căn nguyên, tập trung giải độc và phục hồi ngũ tạng, tăng cường sức khỏe cho mẹ bầu. Nhờ đó, bệnh được điều trị triệt để, ngăn tái phát trở lại.
Các bài thuốc Đông y gồm nhiều thảo dược chứa lượng kháng sinh tự nhiên cao. Dược liệu kết hợp với nhau theo tỷ lệ nhất định, phù hợp với từng cơ thể. Mặt khác, các bài thuốc được lưu truyền qua hàng trăm năm, thảo dược không tốt đã được loại bỏ, những vị thuốc tốt được giữ lại. Vì vậy, thuốc không gây tác dụng phụ, an toàn cho mẹ bầu và thai nhi.
Tuy nhiên, thuốc Đông y phát huy tác dụng chậm, đòi hỏi người bệnh kiên trì sử dụng thời gian dài từ 2 – 6 tháng tùy theo từng tình trạng bệnh. Thuốc cần đun sắc trước khi uống nên tốn nhiều thời gian và công sức của người bệnh.
Mặt khác, tình trạng dược liệu bẩn, dược liệu không rõ nguồn gốc vẫn đang nhức nhối. Vì vậy, mẹ bầu cần lựa chọn các phương thuốc gia truyền có tuổi đời cao, sử dụng dược liệu có xuất xứ rõ ràng và được Bộ y tế cấp phép lưu hành để đảm bảo tính an toàn, hiệu quả.