Cách chữa nổi mề đay ở trẻ nào an toàn, hiệu quả nhất?12/07/2018 - 0

1. Chữa nổi mề đay ở trẻ em tại nhà

   Các biện pháp chăm sóc mề đay tại nhà thường có độ an toàn cao và có thể áp dụng cho trẻ nhỏ. Một số biện pháp giảm ngứa và tổn thương da bạn có thể áp dụng:

  • Rửa sạch dị nguyên trên da: Trong trường hợp nổi mề đay chỉ xảy ra khu trú, bạn nên dùng khăn sạch thấm nước để loại bỏ dị nguyên (phấn hoa, lông chó mèo, nấm mốc).
  • Cho trẻ tắm nước mát: Nước mát có thể làm dịu triệu chứng sưng nóng, giảm viêm và cải thiện tình trạng kích ứng ở da. Ngoài ra bạn cũng có thể pha thêm yến mạch hoặc baking soda vào nước tắm để tăng tác dụng giảm ngứa.
  • Chườm lạnh: Với tình trạng mề đay nổi nhiều sẩn và gây ngứa dữ dội, bạn có thể dùng túi chườm lạnh lên da của trẻ. Nhiệt độ lạnh sẽ làm co mạch máu, giảm viêm và làm mát da.
  • Uống nhiều nước: Cho trẻ uống đủ nước và cung cấp thêm vitamin, khoáng chất bằng các loại nước ép trái cây và rau củ. Các thành phần trong nước ép có khả năng tăng cường miễn dịch, sức khỏe của trẻ và giảm thiểu các triệu chứng của nổi mề đay mẩn ngứa.
  • Thoa kem dưỡng ẩm: Các loại kem dưỡng ẩm thường có tác dụng làm dịu, dưỡng ẩm và giảm viêm da đáng kể. Vì vậy bạn có thể sử dụng các sản phẩm dưỡng da dành riêng cho trẻ để làm giảm triệu chứng của mề đay mẩn ngứa.
  • Sử dụng các bài thuốc dân gian từ thảo dược quen thuộc: Nha đam, lá hẹ, tía tô, ngải cứu…

   Lưu ý: Cách chữa tại nhà chỉ phù hợp với bệnh nhẹ, không có tác dụng với bệnh mãn tính. Hiệu quả điều trị thấp, không chữa bệnh dứt điểm.

2. Điều trị nổi mề đay ở trẻ bằng thuốc Tây y

   Với những trường hợp nổi mề đay toàn thân hoặc kéo dài hơn 3 ngày, bạn nên đưa trẻ đến bệnh viện để thực hiện các xét nghiệm cần thiết. Sau khi chẩn đoán, bác sĩ có thể chỉ định những loại thuốc sau:

  • Thuốc kháng Histamine H1: Histamine là thành phần trung gian kích thích phản ứng nổi mề đay. Do đó để làm giảm triệu chứng, bác sĩ có thể kê toa một số loại thuốc kháng Histamine như: Diphenydramine, Chlorpheniramine, Cetirizin… Tuy nhiên thuốc có thể gây tác dụng phụ như buồn ngủ, mệt mỏi, khô miệng… nên bạn cần theo dõi trẻ trong suốt thời gian sử dụng.
  • Thuốc bôi chứa Menthol: Menthol là hoạt chất được chiết xuất từ cây bạc hà. Thuốc bôi chứa Menthol có khả năng làm mát, dịu da và cải thiện tình trạng viêm đáng kể.
  • Thuốc bôi chứa Corticoid: Thuốc bôi chứa Corticoid giúp giảm nhanh tình trạng viêm trên da. Tuy nhiên nhóm thuốc này có khả năng gây ra nhiều rủi ro khi sử dụng, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Vì vậy, bác sĩ chỉ cho bé dùng loại thuốc này trong trường hợp bệnh nặng.

   Lưu ý: Trẻ nhỏ thường nhạy cảm với hoạt động của các loại thuốc. Do đó bạn không nên tự ý dùng thuốc cho trẻ khi không có chỉ định của bác sĩ – đặc biệt là thuốc dạng uống. Bên cạnh đó, cha mẹ tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý tăng giảm liều lượng hoặc dùng lại đơn thuốc cũ cho bé.

3. Điều trị nổi mề đay bằng Đông y

   Đông y là phương pháp điều trị an toàn, đem lại hiệu quả cao hơn so với cách chữa tại nhà và Tây y. Có thể nói, đây là giải pháp chữa nổi mề đay ở trẻ em tối ưu, được nhiều bậc cha mẹ lựa chọn.

   Y học cổ truyền quan niệm, nổi mề đay thuộc chứng Phong, phát sinh do 2 yếu tố: Ngoại nhân (phong hàn, phong nhiệt) và nội nhân (cơ thể suy nhược, khí huyết không thông, chức năng phủ tạng suy giảm…).

   Dựa trên quan điểm đó, Đông y chú trọng vào điều trị tận sâu gốc rễ, kích thích khả năng tự phục hồi của cơ thể, giải độc. Kết hợp với nâng cao chức năng ngũ tạng và sức đề kháng cho trẻ nhỏ, từ đó lập lại cân bằng âm dương, giúp ngăn chặn bệnh tái phát.

   Các bài thuốc Đông  y có thành phần hoàn toàn từ thiên nhiên, các thảo dược có dược tính tốt, lành tính với sức khỏe của trẻ em. Nhờ đó, thuốc Đông y an toàn, không gây tác dụng phụ. Bên cạnh đó, các lương y sẽ bốc thuốc dựa trên cơ địa, tình trạng bệnh của mỗi bé, đảm bảo đúng liều lượng.

   Mặc dù có nhiều ưu điểm, nhưng thuốc Đông y cũng có những hạn chế nhất định. Thời gian điều trị của phương pháp này thường lâu hơn so với Tây y, bởi thuốc phải điều trị sâu. Mặt khác, thuốc Đông y cần đun sắc, vị đắng khó uống.

 

Cùng ch đề