Cách chữa trị và chăm sóc khi bị zona thần kinh ở môi như thế nào?19/04/2016 - 0

 

 1. Thăm khám và điều trị bằng thuốc theo chỉ định bác sĩ

 

  Khi các triệu chứng của bệnh xuất hiện, bạn cần chủ động thăm khám để bác sĩ hướng dẫn điều trị đúng cách. Đầu tiên, các bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng để xác nhận bệnh.

 

Trường hợp zona kích hoạt ở môi sẽ rất dễ bị nhầm lẫn với mụn rộp sinh dục ở môi do herpes simplex virus gây ra. Chính vì vậy mà bên cạnh thăm khám lâm sàng, bác sĩ sẽ xem xét tiền sử bệnh và chọc dịch tiết hay lấy mẫu da để đem đi xét nghiệm. Điều này có thể nhận định cụ thể sự hiện diện của virus gây bệnh.

 

Sau khi đã chẩn đoán và xác định mức độ bệnh cùng các yếu tố liên quan, bác sĩ sẽ tiến hành kê toa thuốc điều trị. Hiện nay chưa có thuốc đặc hiệu với varicella zoster virus. Thuốc được dùng sẽ giúp cải thiện triệu chứng và tăng cường miễn dịch để hỗ trợ ức chế hoạt động của virus.

 

Sau đây là các thuốc có thể được chỉ định trong điều trị zona ở môi:

 

Thuốc kháng virus: Một số loại thông dụng như Acyclovir, Famcilovir và Valacyclovir thường được chỉ định trong vòng 72 giờ ngay sau khi các triệu chứng kích hoạt. Nhóm thuốc này có tác dụng ức chế hoạt động của varicella zoster virus và hạn chế nguy cơ phát sinh biến chứng.

 

Thuốc kháng Histamine H1: Có thể đáp ứng tốt khi tổn thương da đi kèm triệu chứng ngứa ngáy và khó chịu. Fexofenadin, Cetirizin, Loratadin, Clorpheniramin, Diphenhydramin… là các loại được dùng phổ biến. Cần lưu ý nhóm thuốc này có thể gây khô miệng và buồn ngủ, mất tập trung trong thời gian sử dụng.

 

Thuốc giảm đau: Đa phần các trường hợp bị zona ở môi đều gây viêm, đau rát và sốt nhẹ. Lúc này, dùng các thuốc như Naproxen, Ibuprofen và Acetaminophen có thể giúp giảm đau và hạ thân nhiệt.

 

Thuốc kháng sinh: Thường sẽ được bác sĩ cân nhắc chỉ định để điều trị nhiễm trùng trong trường hợp có phát sinh bội nhiễm.

 

Kem bôi Capsaicin: Capsaicin chính là hoạt chất được tổng hợp từ quả ớt với tác dụng làm giảm ngứa và giảm đau tại chỗ rất tốt. Loại kem bôi ngoài da này sẽ được chỉ định khi các nốt mụn nước ở môi đã vỡ và khô hoàn toàn. Nếu dùng khi mụn nước mới vỡ sẽ rất dễ gây xót da, đau rát và tăng nguy cơ bội nhiễm.

 

Thuốc bôi gây tê: Các loại thuốc thuộc nhóm này thường được bác sĩ chỉ định dùng sau khi tổn thương da đã lành hẳn. Sử dụng thuốc bôi gây tê có thể giúp cải thiện tình trạng đau và giảm ngứa nhẹ.

 

Ngoài các loại thuốc được đề cập ở trên, nếu bệnh zona ở môi gây đau rát nhiều thì bác sĩ có thể kê toa một số thuốc khác. Có thể kể tới như thuốc chống viêm chứa corticoid, thuốc giảm đau gây nghiện, thuốc trầm cảm ba vòng, thuốc chống co giật…

 

Zona ở môi thường có phạm vi ảnh hưởng nhỏ hơn so với trường hợp bệnh kích hoạt ở các vùng da khác. Chính vì thế mà đa phần có thể đáp ứng tốt với việc điều trị bằng thuốc.

 

 

 

 

 

 

 

Cùng ch đề