Chẩn đoán và điều trị bệnh ghẻ chàm hóa04/03/2015 - 0
-
Tham gia 20/11/2014
Đối với bệnh ghẻ chàm hóa, việc điều trị cũng được đánh giá là khó khăn hơn so với giai đoạn bệnh còn mới xuất hiện. Bởi lúc này, tổn thương đã lan tỏa trên diện rộng. Hơn nữa còn kích hoạt ở mức độ nặng nề. Nếu không cẩn trọng khi điều trị thì người bệnh còn rất dễ bị sẹo xấu xí trên da sau đó.
Tốt nhất, người bệnh nên chủ động thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và hướng dẫn điều trị đúng cách:
Chẩn đoán
Các chuyên gia cho biết, ghẻ chàm hóa là bệnh ngoài da cần được chẩn đoán sớm. Bác sĩ có thể căn cứ vào các biểu hiện lâm sàng ngoài ra để xác định bệnh. Ngoài ra, một số giải pháp xét nghiệm khác như trích da hay soi dưới kính hiển vi có thể sẽ được thực hiện. Điều này sẽ giúp phát hiện ra dấu vết hang ghẻ cũng như các ấu trùng ghẻ.
Sử dụng thuốc điều trị
Mặc dù bệnh ghẻ đã chuyển sang giai đoạn chàm hóa nhưng việc sử dụng thuốc vẫn sẽ đáp ứng tốt. Tuy nhiên, liều lượng và tần suất sử dụng có thể sẽ được điều chỉnh tăng để mang lại hiệu quả tốt hơn.
Ở giai đoạn chàm hóa của bệnh thì việc kết hợp giữa thuốc sử dụng ngoài da và thuốc uống được cho là cần thiết. Sự kết hợp này có thể mang đến hiệu quả tốt, tránh các biến chứng không may phát sinh.
– Thuốc bôi trị ghẻ chàm hóa có thể là:
Thuốc D.E.P: Có tác dụng cắt nhanh cơn ngứa và hỗ trợ ức chế hoạt động của cái ghẻ. Thường được dùng với tần suất 2 – 3 lần mỗi ngày bằng cách thoa trực tiếp lên vùng da bị ghẻ.
Benzyl Benzoate 33%: Loại thuốc bôi này có khả năng thấm sâu vào da. Từ đó có thể tiêu diệt được cả cái ghẻ cùng với trứng của chúng. Sau khi thoa thuốc nên để yên 3 ngày rồi mới tắm. Không dùng Benzyl Benzoate 33% cho da mặt và da đầu.
Kem Permethrin 5%: Có thể đáp ứng với ký sinh trùng ghẻ. Nhưng cần thoa thuốc và giữ nguyên 8 – 14 giờ rồi mới tắm lại. Thường được dùng trong liên tục 1 tuần.
Lindane 1%: Loại thuốc này có tác dụng nhanh nhưng có thể gây độc cho hệ thần kinh trung ương. Sau khi thoa thuốc cần để yên khoảng 8 tiếng thì dùng nước ấm rửa lại.
Kem Eurax: Ngoài tiêu diệt ghẻ thì kem bôi này còn giúp làm giảm ngứa ngáy. Bác sĩ thường chỉ định dùng 2 – 3 lần/ ngày. Khi da đang có tổn thương hở thì tuyệt đối không thoa thuốc.
Crotamiton hàm lượng 10%: Được sử dụng trong các trường hợp nghiêm trọng. Thông thường bác sĩ sẽ chỉ định dùng 1 – 2 ngày.
– Các loại thuốc uống trị ghẻ chàm hóa bao gồm:
Ivermectin: Thuốc này được sử dụng với liều duy nhất 200mcg/ kg trọng lượng cơ thể với bệnh ghẻ thông thường. Còn ở giai đoạn chàm hóa thì bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định thêm liều nữa sau khoảng từ 7 – 10 ngày dùng liều đầu tiên.
Thuốc kháng histamin: Do bệnh ghẻ chàm hóa thường gây ra triệu chứng ngứa dữ dội nên dùng thuốc kháng histamin đường uống là cần thiết. Các thuốc thế hệ 2 thường sẽ được dùng phổ biến hơn do ít gây tác dụng phụ.
Viên uống bổ sung các loại vitamin B1, C: Mặc dù không tác động trực tiếp đến căn nguyên của bệnh như các loại viên uống này có thể giúp nâng cao đề kháng. Từ đó hỗ trợ đắc lực cho quá trình hàn gắn tổn thương trên da.