Chữa mề đay cho trẻ sơ sinh tại nhà như thế nào?11/08/2017 - 0
-
Tham gia 16/02/2016
Chữa mề đay cho trẻ sơ sinh tại nhà (dành cho mề đay cấp tính).
– Chữa nổi mề đay ở trẻ sơ sinh bằng lá trầu không: Sử dụng 1 nắm lá trầu rửa sạch, ngâm nước muối 20 phút và rửa lại nhiều lần để sạch bụi và vi khuẩn. Sau đó cho vào nồi cùng nước đun sôi 5 phút. Dùng nước lá để xông hoặc tắm cho trẻ mỗi ngày.
– Trị nổi mề đay ở trẻ sơ sinh bằng kinh giới: Rửa sạch 1 nắm lá kinh giới tươi, đem ngâm nước muối 20 phít và rửa lại với nước sạch nhiều lần. Sau đó cho vào chảo sao nóng lên, đem nấu nước cho trẻ tắm. Sử dụng phần bã lá kinh giới chườm lên vùng da bị ngứa để giảm triệu chứng.
Ngoài ra, phụ huynh cũng có thể sử dụng số loại thảo dược khác để trị mề đay cho trẻ như nha đam, lá tía tô, rau má, sài đất… sử dụng nấu nước tắm cho trẻ là giải pháp an toàn và mang đến hiệu quả cao.
Chữa mề đay cho trẻ sơ sinh bằng thuốc Tây dược (chữa bệnh mề đay mãn tính)
Bệnh mề đay ở trẻ sơ sinh mãn tính có thể tái phát liên tục trong thời gian nhiều năm, triệu chứng thường xuất hiện khi trẻ tiếp xúc với các tác nhân xúc tác gây dị ứng. Vì thế, giải pháp điều trị là nắm rõ nguyên nhân gây bệnh để tránh tiếp xúc với tác nhân đó. Điều trị mề đay mãn tính ở trẻ sơ sinh bằng thuốc tân dược là chủ yếu, tuy nhiên để an toàn thì phụ huynh nên cho trẻ thăm khám chuyên khoa Da liễu để được thăm khám và kê đơn phù hợp.
Trong một số trường hợp chữa mề đay cho trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi, các loại thuốc điều trị hạn chế một số thành phần kháng viêm mạnh. Các loại thuốc này không được bán sẵn tại các hiệu thuốc mà sử dụng dưới liều dùng của bác sĩ. Hiện nay, thuốc chữa mề đay mẩn ngứa ở trẻ dưới 1 tuổi áp dụng một trong số các nhóm thuốc sau đây:
– Thuốc kháng Histamine H1:
Nhóm thuốc kháng histamine H1 có tác dụng chính ngăn chặn các thụ thể H1, giúp ngăn cản các kích ứng gây mẩn ngứa diễn ra. Hydroxyzine nằm trong nhóm thuốc kháng histamine H1 – là dạng thuốc bôi ngoài da an toàn cho trẻ sơ sinh, ngoài ra đối với dạng thuốc uống kháng viêm là diphenhydramine. Đối với những trẻ bị nổi mề đay trong gian dài, nhóm thuốc loratidine (Claritin) và Cetirizine (Zyrtec) được dùng điều trị phổ biến. Tuy nhiên liều dùng và đối tượng dùng thuốc sẽ phụ thuộc vào chỉ định của bác sĩ.
– Thuốc kháng Histamine H2:
Nhóm thuốc chữa mề đay ở trẻ sơ sinh histamine H2 có tác dụng ức chế sự hoạt động của các thụ thể H2. Tuy nhiên dạng thuốc này không được sử dụng đơn lẻ và chỉ dùng dưới dạng kê đơn kết hợp. Thông thường, thuốc kháng Histamine H2 được chỉ định dùng chung với nhóm histamine H1 để làm tăng tác dụng điều trị.
– Corticosteroids:
Nhóm thuốc Corticosteroids dùng để chữa mề đay mẩn ngứa ở trẻ sơ sinh chỉ định prednisone. Thuốc thường được sử dụng để hỗ trợ giảm nhẹ triệu chứng mề đay mãn tính khi trẻ không thuyên giảm sau khi sử dụng hai nhóm thuốc trên. Cũng cần lưu ý, vì Corticosteroid có tác dụng mạnh nên nguy cơ gây biến chứng cao hơn.
Lạm dụng Corticosteroid lâu dài có thể gây ra những tác động đến sự phát triển của xương. Trẻ sơ sinh có khả năng tăng trưởng chậm do rối loạn hormone. Vì thế nhóm thuốc này chỉ được khuyến khích sử dụng theo đúng chỉ định và liều lượng của bác sĩ.
Việc điều trị bằng thuốc đối với tình trạng mề đay ở trẻ sơ sinh không được khuyến khích. Đa số các trường hợp mề đay mẩn ngứa cấp tính đều hạn chế dùng thuốc ở mức tối đa. Khi điều trị bệnh mãn tính, phụ huynh nên tuân thủ đúng liều thuốc của bác sĩ và tránh sử dụng thuốc bôi hoặc thuốc uống tự ý cho trẻ.