Điều trị da ửng đỏ Rosacea29/08/2017 - 0
-
Tham gia 20/08/2014
Rosacea (còn gọi là chứng đỏ mặt) là một tình trạng ửng đỏ của da. Vì Rosacea liên quan tới thẩm mĩ nên nó có thể gây ảnh hưởng tới các hoạt động thường ngày, giao tiếp và công việc của bệnh nhân. Hãy cùng tìm hiểu về Rosacea qua bài viết dưới đây.
1. Hiện tượng da ửng đỏ - Rosacea là gì?
Rosacea là một tình trạng ửng đỏ da, chủ yếu ảnh hưởng tới da vùng mặt. Rosacea là một hiện tượng khá phổ biến, có thể xuất hiện ở bất kỳ ai, nhưng thường gặp nhất ở những phụ nữ trung niên với làn da sáng màu. Cho tới hiện nay chưa có hiểu biết thật sự rõ ràng về Rosacea.
Rosacea gây ảnh hưởng tới thẩm mĩ của người bệnh, do đó có thể gây tác động tiêu cực về tâm lí trong cuộc sống. Kiên trì điều trị có thể giúp kiểm soát Rosacea ở một mức độ nhất định.
2. Tình trạng da ửng đỏ khi nào cần khám bác sĩ?
Nếu các dấu hiệu và triệu chứng nêu trên xuất hiện kéo dài, hãy thăm khám bác sĩ. Trường hợp xuất hiện các dấu hiệu bất thường về mắt, hãy đi khám bác sĩ chuyên khoa ngay lập tức, bởi viêm giác mạc không được điều trị đúng và kịp thời có thể gây mất thị lực vĩnh viễn.
3. Chẩn đoán da ửng đỏ
Hiện nay không có xét nghiệm đặc hiệu để chẩn đoán Rosacea. Bác sĩ sẽ hỏi tiền sử, bệnh sử và thăm khám lâm sàng, đồng thời có thể chỉ định các xét nghiệm để chẩn đoán phân biệt với các bệnh lí khác.
4. Điều trị da ửng đỏ
Điều trị Rosacea nhằm mục đích kiểm soát các dấu hiệu và triệu chứng, bởi vậy điều trị càng sớm thì càng hạn chế được sự tăng nặng của bệnh. Thời gian điều trị Rosacea tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, vào mức độ nặng của bệnh nhân. Một điểm cần lưu ý trong điều trị là Rosacea hay tái phát.
4.1 Thuốc điều trị
Loại thuốc điều trị mà bác sĩ chỉ định sẽ dựa trên triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân. Bệnh nhân có thể phải sử dụng phối hợp thuốc để đạt hiệu quả tốt nhất:
· Thuốc tại chỗ: Các loại thuốc tại chỗ được sử dụng dưới dạng kem hoặc gel bôi lên vùng da biểu hiện bệnh. Các loại thuốc thường dùng là brimonidine (Mirvaso), oxymetazoline (Rhofade), azelaic acid (Azelex, Finacea), metronidazole (Metrogel, Noritate,...), và một loại thuốc rất mới là ivermectin (Soolantra).
· Kháng sinh đường uống: Sử dụng với trường hợp da ửng đỏ mức độ trung bình và nặng có xuất hiện mụn mủ.
· Thuốc trị trứng cá đường uống: Nếu bệnh nhân bị da ửng đỏ mức độ nặng mà không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác, bác sĩ có thể kê thuốc điều trị trứng cá đường uống là isotretinoin (Amnesteem, Claravis,...) để điều trị các tổn thương giống như trứng cá của Rosacea.
4.2 Các liệu pháp
Liệu pháp laser và các liệu pháp ánh sáng khác có thể giúp làm giảm sự ửng đỏ do mạch máu bị giãn.