Hướng dẫn chăm sóc da khi bị ghẻ chàm hóa11/11/2015 - 0
-
Tham gia 25/02/2014
Để có quá trình điều trị bệnh ghẻ chàm hóa tốt nhất thì ngoài dùng thuốc, người bệnh cần chú ý quan tâm đến vấn đề chăm sóc da. Có thể tận dụng một số nguyên liệu tự nhiên như muối biển hay các thảo mộc để vệ sinh vùng da bị ghẻ.
1. Hướng dẫn vệ sinh da đúng cách
Vệ sinh da kém được cho là một trong những yếu tố thuận lợi khiến bệnh ghẻ tiến triển và dẫn đến chàm hóa. Vì vậy để có quá trình điều trị bệnh tốt nhất, bạn nên chú ý đến vấn đề vệ sinh ra.
Thường xuyên làm sạch vùng da bệnh là việc nên làm mỗi ngày. Tuy nhiên cần chú ý vệ sinh nhẹ nhàng. Tuyệt đối không kỳ cọ quá mạnh khi da đang bị nổi mụn nước hay có dấu hiệu viêm nhiễm.
Ngoài ra, không nên sử dụng các sản phẩm làm sạch da có chứa chất tẩy mạnh. Một số loại sữa tắm, nước rửa tay có tính kháng khuẩn nhẹ được cho là hữu ích. Nếu lo sợ tình trạng kích ứng thì bạn nên gặp bác sĩ Da liễu để được tư vấn về các dòng sản phẩm vệ sinh da phù hợp.
2. Sử dụng nước muối ấm
Dùng nước muối ấm để vệ sinh và chăm sóc vùng da bị ghẻ chàm hóa là cách hữu hiệu mà người bệnh có thể tham khảo. Nước muối ấm có khả năng sát trùng, làm giảm ngứa và kháng khuẩn rất mạnh mẽ.
Nhiệt độ ấm từ nước muối có thể đánh lừa các dây thần kinh cảm giác. Nhờ đó mà ức chế được việc truyền tín hiệu ngứa từ vùng da bị ghẻ chàm hóa. Điều này sẽ giúp cắt nhanh cơn ngừa và tránh tình trạng cào gãi lên tổn thương da.
Cách thực hiện như sau:
Chuẩn bị khoảng 2 – 3 lít nước có độ ấm vừa phải
Thêm vào 1 vài thìa cà phê muối biển
Khuấy cho tan hết rồi dùng để vệ sinh vùng da bị ghẻ
Ngoài ra, nếu tổn thương da lan rộng thì bạn có thể áp dụng cách tắm nước muối ấm
3. Ngâm rửa vùng da bị ghẻ với nước sắc lá trầu không
Đây cũng là một giải pháp đơn giản mà người bệnh có thể thực hiện ngay tại nhà. Cách này được đánh giá là có thể thúc đẩy tốc độ phục hồi tổn thương da do bệnh ghẻ.
Lá trầu từ lâu đã được ghi nhận là có khả năng sát trùng, kháng viêm và chống khuẩn mạnh mẽ. Hơn nữa, tinh dầu Eugenol dồi dào trong lá trầu còn có khả năng ức chế và tiêu diệt Sarcoptes scabiei hominis. Còn các thành phần catalase và superoxide effutase lại giúp tăng sinh collagen. Nhờ đó mà giúp thúc đẩy tốc độ chữa lành tổn thương da và ngăn ngừa sẹo sau điều trị.
Cách thực hiện như sau:
Chuẩn bị 1 nắm khoảng 7 – 10 lá trầu không tươi đem rửa sạch rồi vò sơ qua
Đun sôi 1.5 lít nước, cho lá trầu vào đun thêm 3 – 5 phút trên lửa nhỏ
Tắt bếp rồi đỏ ra thau và pha thêm nước lã vào cho ấm
Dùng nước sắc lá trầu không để ngâm rửa vùng da bị ghẻ chàm hóa khoảng 10 – 15 phút
4. Tắm bột yến mạch
Khi bệnh ghẻ đã chuyển sang giai đoạn chàm hóa thì việc tắm bột yến mạch được cho là giải pháp rất hữu ích. Hàm lượng saponin dồi dào trong nguyên liệu này có tác dụng làm sạch da một cách dịu nhẹ. Đặc biệt là không gây kích ứng như một số loại xà phòng thông thường.
Ngoài ra, chất kẽm dồi dào trong bột yến mạch còn phát huy khả năng diệt khuẩn và sát trùng. Còn avenanthramides lại có tác dụng hỗ trợ làm giảm ngứa, ngăn ngừa nhiễm trùng và thúc đẩy chữa lành tổn thương da.
Cách thực hiện như sau:
Chuẩn bị nước tắm có nhiệt độ ấm vừa phải
Thêm bào khoảng từ 2 – 3 thìa cà phê bột yến mạch rồi khuấy đều lên
Sử dụng nước này để tắm, chú ý dùng tay kỳ cọ nhẹ nhàng lên các vùng da bị ghẻ chàm hóa
Cuối cùng, dùng nước sạch tắm lại để loại bỏ hết lượng bột yến mạch còn dính trên da
Biện pháp ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh ghẻ chàm hóa
Bệnh ghẻ chàm hóa gây ra nhiều phiền toái cho người bệnh trong đời sống thường ngày. Hơn nữa còn dễ dàng phát sinh biến chứng nghiêm trọng nếu không kiểm soát tốt. Vì vậy, bạn cần chú ý đến công tác phòng ngừa để tránh nguy cơ mắc phải bệnh lý này.
Dưới đây là các giải pháp:
Khi phát hiện ra các triệu chứng ghẻ, hãy chủ động thăm khám để được bác sĩ hướng dẫn điều trị đúng cách và kịp thời.
Nên dùng thuốc và các sản phẩm dưỡng ẩm, chăm sóc da hợp lý theo chỉ định từ bác sĩ. Tuyệt đối không tùy tiện dùng thuốc hay điều chỉnh liều lượng bởi có thể khiến bệnh diễn tiến nghiêm trọng hơn.
Tuyệt đối không cào, gãi lên tổn thương da. Phản ứng này sẽ khiến cho tổn thương sâu, lan rộng, dễ nhiễm trùng và tăng nguy cơ chàm hóa.
Chú ý bổ sung đủ nước cho cơ thể mỗi ngày để làn da nhanh chóng được tái tạo và khỏe mạnh hơn.
Nên ưu tiên mặc trang phục rộng thoáng, thoải mái, tránh mặc đồ quá dày, bí bách và dễ gây cọ xát vào da.
Chú ý vệ sinh da sạch sẽ mỗi ngày, nhất là sau khi tiếp xúc với môi trường hay nguồn nước ô nhiễm.
Thường xuyên giặt giũ quần áo, giày dép, chăn màn, ga trải giường… và phơi ở nơi có ánh nắng mặt trời dọi trực tiếp. Điều này có thể giúp tiêu diệt mầm bệnh và ngăn ngừa nguy cơ tái phát bệnh ghẻ.
Bệnh ghẻ khi đã diễn tiến sang giai đoạn chàm hóa thì triệu chứng thường kích hoạt ở mức độ nghiêm trọng hơn. Hơn nữa còn tiềm ẩn nguy cơ phát sinh các biến chứng nguy hiểm. Người bệnh cần nghiêm túc điều trị và chăm sóc theo hướng dẫn từ bác sĩ để nhanh chóng kiểm soát bệnh.