Khi nào nên chữa dị ứng nổi mề đay tại nhà?03/10/2017 - 0
-
Tham gia 16/02/2016
Nổi mề đay là phản ứng của da khi tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng như thức ăn, hóa mỹ phẩm, thời tiết, mạt bụi, nấm mốc, nước hoa, kim loại nặng,…
Tình trạng này này có thể khu trú tại vùng da có phạm vi nhỏ nhưng cũng có thể bùng phát và lan tỏa toàn thân. Ngoài tổn thương da, nổi mày đay còn gây ra một số triệu chứng đi kèm như ngứa ngáy, khó chịu, nóng rát và sưng đau.
Mề đay mẩn ngứa là phản ứng da thường gặp và gần như không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Bạn có thể làm giảm thương tổn trên da và cải thiện các triệu chứng khó chịu bằng một số mẹo chữa tại nhà trong những trường hợp sau:
- Mề đay có mức độ nhẹ, khu trú hoặc lan tỏa nhưng chỉ gây ngứa ngáy và nóng rát nhẹ.
- Chỉ phát sinh thương tổn da và triệu chứng cơ năng, không gặp phải triệu chứng sưng mí mắt, sưng cổ họng, thở khò khè, đau bụng và tiêu chảy.
- Hoặc có thể kết hợp cách chữa dị ứng nổi mề đay tại nhà với các biện pháp điều trị chuyên sâu để đạt được kết quả cao – tuy nhiên phải có sự đồng ý của bác sĩ Da liễu để hạn chế nguy cơ tương tác thuốc.
Bên cạnh đó cần tránh áp dụng mẹo chữa mề đay tại nhà với những trường hợp sau:
- Nổi mề đay là dấu hiệu của sốc phản vệ (khó thở, co thắt phế quản, hạ huyết áp, nhịp tim chậm,…)
- Tổn thương da lở loét và có dấu hiệu bội nhiễm
- Người bị nổi mề đay có làn da mỏng và rất nhạy cảm cũng không nên tự ý áp dụng các biện pháp điều trị tại nhà.
Cách chữa dị ứng nổi mề đay tại nhà chỉ có tác dụng hỗ trợ làm giảm thương tổn da và cải thiện các triệu chứng đi kèm. Vì vậy ở những trường hợp có mức độ nghiêm trọng, cần tiến hành thăm khám và sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
1. Chườm lạnh/ Tắm nước mát
Mề đay thực chất là hệ quả do mao mạch ở lớp trung bì bị kích thích bởi các chất trung gian gây dị ứng. Vì vậy sau khi bùng phát các triệu chứng trên da, bạn nên chườm lạnh hoặc tắm nước mát để làm dịu vùng da thương tổn và ngăn ngừa tình trạng lan tỏa rộng.
- Chườm lạnh: Chườm lạnh được áp dụng khi mề đay khu trú tại vùng da có phạm vi nhỏ. Bạn nên làm sạch vùng da cần điều trị, sau đó chườm túi hoặc khăn lạnh trực tiếp lên da nhằm làm co mao mạch, giảm ngứa và sưng đỏ da.
- Tắm nước mát: Nếu tổn thương da xảy ra trên diện rộng, bạn có thể tắm nước mát để loại bỏ dị nguyên, làm sạch bụi bẩn, dầu thừa và giảm triệu chứng ngứa ngáy. Ngoài ra biện pháp này còn hạn chế tổn thương da lan tỏa rộng, gây nóng rát và ngứa ngáy dữ dội.
Biện pháp tắm nước mát và chườm lạnh đem lại hiệu quả rõ rệt với trường hợp nổi mề đay do tiếp xúc với hóa mỹ phẩm, phấn hoa, lông chó mèo,…
2. Sử dụng gel nha đam giảm mề đay tại nhà
Gel nha đam (lô hội) chứa hàm lượng nước, vitamin và axit amin dồi dào, có tác dụng dưỡng ẩm, làm dịu và giảm nóng rát da. Bên cạnh đó, thảo dược này còn chứa nhiều chất oxy hóa (polyphenol) giúp phục hồi tế bào hư hại, tăng sức đề kháng và ngăn ngừa thâm sạm.
Một số nghiên cứu khoa học còn cho thấy, các thành phần trong gel nha đam thực sự có tác dụng ức chế vi khuẩn có hại. Do đó sử dụng thảo dược này để chữa mề đay còn giúp sát trùng da và ngăn ngừa bội nhiễm.
- àm sạch vùng da cần điều trị
- Rửa sạch nha đam và cạo bỏ vỏ
- Dùng thìa nạo phần gel trong suốt và thoa trực tiếp lên da
- Để trong 10 – 15 phút và rửa lại với nước ấm
Nha đam là nguyên liệu thiên nhiên, có độ an toàn cao và ít gây kích ứng. Vì vậy bạn có thể sử dụng nguyên liệu này để làm giảm mề đay ở mặt và những vùng da nhạy cảm khác.
3. Giảm ngứa do mề đay bằng cách uống nhiều nước
Uống nhiều nước là biện pháp đơn giản nhưng có thể cải thiện triệu chứng ngứa ngáy, nổi sẩn và nóng rát da rõ rệt. Nước không chỉ cân bằng điện giải mà còn thúc đẩy quá trình hydrat hóa, giúp duy trì làn da mềm mượt, ẩm mịn và khỏe mạnh.
Khi làn da có đủ ẩm, các triệu chứng bong tróc, thô ráp, nóng rát, ngứa ngáy và sưng viêm sẽ có xu hướng thuyên giảm dần. Bên cạnh đó, uống nhiều nước còn hỗ trợ đào thải các dị nguyên bên trong cơ thể như thực phẩm và thuốc điều trị.
4. Dùng kem dưỡng chứa Kẽm và Vitamin B5
Trong trường hợp nổi mề đay do dị ứng thời tiết lạnh, đặc trưng bởi tình trạng da nổi sẩn ngứa, khó chịu, khô ráp và bong tróc, bạn nên sử dụng kem dưỡng ẩm để phục hồi hàng rào bảo vệ, duy trì độ ẩm và cải thiện tình trạng ngứa ngáy.
Nếu có thể, nên lựa chọn các loại kem dưỡng có chứa vitamin B5 (panthenol) và Kẽm (Zinc). Vitamin B5 có tác dụng dưỡng ẩm sâu, kích thích phục hồi các tế bào hư tổn và làm dày hàng rào bảo vệ da. Trong khi đó, Kẽm có khả năng làm dịu vùng da tổn thương, sát trùng và ngăn ngừa viêm nhiễm.
5. Cách chữa dị ứng nổi mề đay tại nhà với mật ong
Mật ong chứa thành phần dinh dưỡng đa dạng và dồi dào. Ngoài tác dụng nâng cao thể trạng, phục hồi sức khỏe và cải thiện hệ miễn dịch, mật ong còn được sử dụng để cải thiện các vấn đề da liễu thường gặp.
Các axit amin, vitamin B, E, khoáng chất và chất chống oxy hóa trong nguyên liệu này có thể phục hồi màng lipid (hàng rào bảo vệ da), dưỡng ẩm, giảm tình trạng khô ráp, bong tróc và ngứa ngáy. Ngoài ra, polyphenol trong mật ong còn kích thích sản sinh collagen, tăng tốc độ hồi phục vùng da tổn thương và hạn chế tình trạng thâm sẹo.
Vì vậy, bạn có thể tận dụng mật ong để giảm thương tổn da và cải thiện các triệu chứng đi kèm như ngứa, nóng rát, đau nhức,… do mề đay gây ra.
Cách thực hiện:
- Làm sạch vùng da tổn thương và lau khô với khăn sạch
- Sử dụng mật ong nguyên chất đơn lẻ hoặc kết hợp với một số nguyên liệu khác như sữa chua, chanh, nha đam,…
- Thoa hỗn hợp lên da và để trong khoảng 15 phút
- Rửa sạch với nước ấm
6. Tắm lá chè xanh
Tắm lá chè xanh là mẹo chữa có nguồn gốc từ dân gian. Mẹo chữa này được áp dụng với trường hợp nổi mề đay mẩn ngứa, rôm sảy, viêm da cơ địa và viêm da dị ứng. Theo ghi chép từ y học cổ truyền, thảo dược này có vị chát, đắng, tính mát, công dụng thanh nhiệt, giải độc và làm mát cơ thể. Chính vì vậy chè xanh thường được dùng để trị các bệnh da liễu và một số bệnh lý do nóng trong người.
Bên cạnh đó theo nghiên cứu dược lý hiện đại, thảo dược này còn chứa flavonoid và vitamin C, có tác dụng phục hồi mô da tổn thương và giảm nguy cơ hình thành sẹo thâm. Bên cạnh đó, các polyphenol trong lá trà còn giảm sẩn ngứa và nóng rát ở vùng da bị nổi mề đay.