Khi nào nên đưa trẻ bị nổi mề đay đến bệnh viện?23/02/2011 - 0
-
Tham gia 02/01/2011
Phần lớn những trường hợp trẻ sơ sinh bị mề đay mẩn ngứa đều có biểu hiện khó chịu, ngứa và viêm da cơ bản. Tuy nhiên khi bệnh lý chuyển biến trở nặng, một số biến chứng nguy hiểm phụ huynh cần cảnh giác là:
- Suy giảm hệ miễn dịch: Tình trạng ngứa ngáy khó chịu kéo dài do mề đay gây ra sẽ làm sinh hoạt của trẻ bị ảnh hưởng, trẻ có thể biếng ăn, mất ngủ, quấy khóc. Tiến triển kéo dài dễ khiến sức khỏe suy yếu, cơ thể suy nhược, hệ miễn dịch suy giảm, dễ mắc bệnh nhiễm khuẩn.
- Bội nhiễm da: Bội nhiễm là triệu chứng viêm nhiễm nghiêm trọng khi trẻ sơ sinh ngứa – gãi thường xuyên. Bội nhiễm là con đường nhanh nhất dẫn đến nhiễm trùng máu, những dấu hiệu cho thấy tình trạng bội nhiễm là trẻ bị sốt, thân nhiệt luôn suy trì mức cao, biếng ăn, ngủ nhiều, quấy khóc…
- Sốc phản vệ: Được xem là biến chứng nghiêm trọng nhất của bệnh mề đay ở trẻ sơ sinh. Khi trẻ bị sốc phải vệ, hệ thống ống phế quản sẽ bị thu hẹp lại gây ra những khó khăn nhất định khi trẻ hít thở. Từ tình trạng khó thở mà trẻ bị thiếu oxy lên não, choáng váng, ngất lịm. Nhiều trường hợp tử vong không may xảy ra khi trẻ bị sốc phản về mà không được cấp cứu kịp thời.
Mề đay mẩn ngứa ở trẻ sơ sinh tuy phổ biến nhưng nguy cơ biến chứng có thể để lại nhiều hệ lụy khó lường. Vì thế phụ huynh cần theo dõi biểu hiện của trẻ một cách sát sao. Nếu nhận thấy trẻ có những triệu chứng sau đây thì cần đưa bé đến bệnh viện ngay lập tức để được thăm khám:
- Trẻ bị nổi mề đay lan rộng tại nhiều vị trí kèm theo sốt cao.
- Có dấu hiệu của triệu chứng sưng phù mặt, cổ và lưỡi.
- Trẻ nổi mẩn đỏ cục bộ và mê man, bất tỉnh.
- Trẻ có dấu hiệu buồn nôn, nôn hoặc khó nuốt.
- Trẻ hô hấp khó khăn, có biểu hiện như thở dốc, khò khè,…