Nguyên nhân và triệu chứng bà bầu bị ngứa nổi mề đay?11/04/2017 - 0
-
Tham gia 23/02/2016
Nguyên nhân bà bầu bị ngứa nổi mề đay
Nổi mày đay khi mang thai xảy ra chủ yếu do những thay đổi đột ngột trong cơ thể và tâm lý. Các nguyên nhân gây mề đay thai kỳ bao gồm:
- Nội tiết tố thay đổi: Trong thời gian mang thai tháng đầu thai kỳ, hormone gia tăng đột ngột sẽ kích thích mề đay mẩn ngứa bùng phát.
- Lo lắng và căng thẳng: Tâm lý căng thẳng và lo lắng tạo điều kiện để mề đay khởi phát.
- Thực phẩm: Chế độ dinh dưỡng thay đổi đột ngột không chỉ ảnh hưởng đến cân nặng mà còn gây nổi mề đay.
- Sức đề kháng suy giảm: Khi mang thai, mẹ bầu thường có hệ miễn dịch kém và dễ bị mề đay thai kỳ.
- Do thời tiết: Nhiệt độ thay đổi đột ngột, nhất là giai đoạn chuyển mùa khiến cơ thể mẹ bầu chưa kịp thích ứng. Từ đó sinh ra mẩn ngứa.
- Do thuốc: Bổ sung nhiều loại thuốc bổ, tiêm vắc-xin, có thể khiến mẹ bầu bị ngứa nổi mề đay.
- Da vùng bụng giãn nhiều: Da bụng bị kéo căng và giãn do thai nhi phát triển, khiến các mô tổn thương. Gây phát ban, ngứa ngáy.
- Do tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng: Khói bụi, phấn hoa, hóa chất, lông động vật…
- Nguyên nhân khác: Do cơ địa, côn trùng đốt, môi trường ô nhiễm, mỹ phẩm, các bệnh về gan, nhiễm ký sinh trùng…
Triệu chứng nhận biết
Nổi mề đay khi mang thai tháng đầu và tháng cuối thai kỳ có những dấu hiệu nặng, nhẹ tùy theo mức độ bệnh. Các triệu chứng nổi mề đay ở mẹ bầu dễ nhận biết gồm:
- Da xuất hiện các vết phát ban có màu hồng, đỏ. Hoặc các nốt sẩn có màu hồng, trắng nhạt. Các nốt có nhiều kích thước khác nhau, lúc đầu mọc ở một vị trí, sau đó lan khắp cơ thể
- Mề đay gây ngứa âm ỉ, dữ dội kèm nóng rát và đau nhức. Cơn ngứa dữ dội nhất vào ban đêm và chiều tối.
- Hình thái tổn thương của chứng nổi mề đay mẩn ngứa khá đa dạng và không có tính đồng nhất.
- Nếu bệnh tiến triển nặng, mẹ bầu có thể gặp hiện tượng sưng phù ở môi, mí, mắt….
- Dấu hiệu khác: Mệt mỏi, sốt, đau họng, đau đầu, khó thở, ra khí hư…