Phòng ngừa bệnh chàm như thế nào cho hiệu quả?17/05/2018 - 0
-
Tham gia 23/02/2016
1 .Tránh các yếu tố gây bệnh
Bệnh chàm xảy ra do nhiều tác động khác nhau. Bạn có thể phòng tránh bệnh chàm tái phát bằng cách tránh các yếu tố gây bệnh, bao gồm:
· Dị ứng: Vảy da động vật, bụi, nấm mốc và phấn hoa
· Các món ăn
· Da khô
· Xà phòng và chất tẩy rửa mạnh
· Nhiệt độ cao
· Vải thô hoặc vải gây ngứa
· Sản phẩm chăm sóc da có thuốc nhuộm hoặc nước hoa
· Căng thẳng
· Mồ hôi
· Khói thuốc lá
2. Dưỡng ẩm da
Chăm sóc da hàng ngày là điều cần thiết, trong đó kem dưỡng ẩm là sản phẩm nên được ưu tiên sử dụng để giúp làn da của bạn không bị khô. Có 3 loại kem dưỡng cơ bản để lựa chọn:
· Thuốc mỡ: Mỡ khoáng có tác dụng tốt trong việc giữ độ ẩm nhưng có thể gây nhờn.
· Kem dưỡng: Là sự lựa chọn trung gian, không gây nhờn như thuốc mỡ nhưng vẫn giúp giữ ẩm da hiệu quả.
· Sữa dưỡng thể: Là sản phẩm ít có tác dụng hiệu quả và lâu dài do thành phần dưỡng chất bị pha loãng.
Để có kết quả tốt nhất, bạn nên sử dụng một số mẹo dưỡng da sau:
· Tạo thói quen sử dụng các sản phẩm dưỡng da toàn thân 2 lần/ngày, ngay sau khi tắm hoặc trong lúc tắm
· Thực hiện xoa nhẹ nhàng, không chà xát mạnh để làm mịn da
· Dùng thìa hoặc bơm hút các loại kem dưỡng ra khỏi hộp. Nếu bạn sử dụng ngón tay để chạm vào lớp kem sẽ để lại vi trùng, làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn
· Dưỡng ẩm cho bàn tay mỗi khi rửa tay
3 .Tắm rửa
Tắm rửa đúng cách giúp bạn phòng bệnh hiệu quả. Do đó, bạn cần chú ý:
· Tắm 1 lần/ngày, tối đa trong 10-15 phút
· Tắm nước ấm, không tắm nước nóng
· Chà cơ thể bằng các loại xà phòng nhẹ nhằm giữ ẩm tốt nhất cho cơ thể
· Chỉ chà xà phòng lên mặt, nách, bộ phận sinh dục, tay và chân. Các bộ phận còn lại rửa bằng nước sạch
· Không chà với khăn lau hoặc mướp đắng
· Nhẹ nhàng lau khô bằng khăn mềm
· Tắm vào ban đêm để giữ độ ẩm tốt nhất
Để việc tắm rửa đạt hiệu quả hơn, bạn có thể thử thêm các cách sau:
· Baking soda, khoảng 1⁄4 cốc
· Dầu tắm để giữ ẩm cho làn da
· Thuốc tẩy nhằm giảm sưng và các vi khuẩn trên da. Đối với một bồn kích thước tiêu chuẩn, thêm một nửa cốc thuốc tẩy và đổ đầy nước vào các lỗ thoát nước. Ngâm trong 10 phút, 2-3 lần/tuần.
· Bột yến mạch giúp giảm ngứa. Sử dụng bột yến mạch keo, giống như gel bột yến mạch.
· Muối, khoảng một cốc, khi bệnh bùng phát.
4 .Chỉ sử dụng xà phòng và chất tẩy rửa nhẹ
Xà phòng, chất tẩy rửa và các sản phẩm khác có thể gây ảnh hưởng không tốt đến làn da, vì vậy bạn nên cân nhắc lựa chọn sản phẩm phù hợp.
· Tránh xà phòng kháng khuẩn và khử mùi.
· Chọn sản phẩm mà không chứa thuốc nhuộm hoặc nước hoa được thêm vào.
· Chọn sản phẩm với càng ít phụ gia càng tốt.
· Sử dụng chất tẩy nhẹ.
· Không sử dụng chất làm mềm vải.
5 .Mặc quần áo mềm
Quần áo tiếp xúc với da bạn suốt cả ngày. Để giảm khó chịu với làn da, bạn cần thực hiện các biện pháp nhằm giảm ma sát giữa da và quần áo. Bạn nên hạn chế sử dụng các loại quần áo thô, chật, trầy xước như len. Thay vào đó, bạn nên mặc quần áo mềm mại, thoáng khí như cotton. Ngoài ra, bạn cũng nên lựa chọn trang phục theo mùa. Nhiệt độ, mồ hôi có thể kích hoạt bệnh bùng phát, do đó, điều quan trọng là phải giữ cơ thể thoáng mát.
6. Hạn chế ngứa
Ngứa có thể kích ứng gãi da, gãi nhiều có thể gây loét dẫn đến nhiễm trùng. Để giảm triệu chứng ngứa, bạn nên thực hiện:
· Đặt miếng vải ướt lên những vùng ngứa
· Che các khu vực ngứa để tránh trầy xước
· Nhẹ nhàng chà cơ thể bằng đầu ngón tay thay vì gãi
· Cắt ngắn móng tay
· Đeo găng tay mỏng trong khi bạn ngủ
Nếu các mẹo trên vẫn không giúp bạn giảm thôi thúc gãi ngứa thì bạn nên gặp bác sĩ để được hướng dẫn điều trị thêm.