VIÊM QUANH MÓNG DO VI KHUẨN25/02/2015 - 0

1.1. Chín mé

Là tình trạng nhiễm khuẩn cấp tính dọc theo bờ quanh móng ở ngón tay hoặc ngón chân. Nếu không được điều trị, tình trạng nhiễm khuẩn có thể lan tỏa gây viêm lấy toàn bộ ngón tay hoặc ngón chân.

Nguyên nhân thường gặp nhất là do vi khuẩn (tụ cầu). Bệnh có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào, sau một sang chấn như cắn móng, mút ngón tay, hóa chất… tạo điều kiện cho vi khuẩn thâm nhập vào da gây bệnh. Biểu hiện lúc đầu thường đầu ngón sưng, nóng, đỏ. Bệnh nhân có triệu chứng cơ năng đau nhức nhiều, có thể có sốt. Sau một đến hai ngày, tổn thương hóa mủ màu trằng ngà, ở vùng quanh móng, nắn đau. Việc điều trị cần kết hợp giữa thuốc kháng sinh toàn thân, sát khuẩn tại chỗ và điều trị ngoại khoa rạch tháo mủ làm sạch thương tổn.

1.2. U hạt nhiễm khuẩn

U hạt nhiễm khuẩn (Botryomycosis) là một phản ứng viêm nhiễm khuẩn mạn tính. Tụ cầu vàng là nguyên nhân thường gặp nhất, sau đó đến 

Tổn thương thường xuất hiện ở ngón tay hoặc ngón chân, sau một sang chấn hoặc sau cắt móng quá sâu, gây tình trạng móng chọc thịt. Nhất là những bệnh nhân mắc bệnh AIDS. Sinh bệnh học của viêm quanh móng và u hạt nhiễm khuẩn cho đến nay còn chưa rõ. Những chất ức chế protease (thuốc điều trị HIV/AIDS) có thể gây phản ứng viêm. Sự ức chế protease nội sinh có thể giải thích sự phì đại ban đầu của nếp móng và sự phát triển tiếp sau đó của u hạt nhiễm khuẩn. Pseudomonas aeruginasaNgoài ra, yếu tố tăng trưởng mạch máu cũng tham gia vào quá trình sinh bệnh học với cơ chế tương tự. Việc chẩn đoán chủ yếu dựa vào lâm sàng. Điều trị bằng kết hợp sát khuẩn tại chỗ, loại bỏ thương tổn sùi bằng đốt điện, laser COhoặc phẫu thuật và kháng sinh toàn thân. Trường hợp tái phát hoặc diễn biến kéo dài cần xem xét điều trị móng chọc thịt.

1.3. Lao da (Cutaneous tuberculosis)

Lao da là bệnh nhiễm khuẩn da mạn tính, do trực khuẩn lao có tên khao học là Mycobacterium tuberculosis gây nên. Bệnh thường gặp ở những nước kém phát triển như ở Ấn Độ, số bệnh nhân (BN) mắc bệnh lao chiếm khoảng 2% số bệnh nhân mắc các bệnh da. Có nhiều thể lao da khác nhau. Ở móng thường gặp thể lao cóc. Trực khuẩn thâm nhập vào da do tiếp xúc trực tiếp hay do tai nạn nghề nghiệp (bác sĩ thú y, người là nghề sát sinh), đôi khi tự lây truyền ở những bệnh nhân bị lao. Thương tổn trên da lúc đầu là những sẩn màu đỏ nhạt, cứng, ấn kính không xẹp, các sẩn lớn dần, không tạo thành mảng, giữa thương tổn dày sừng sau đó sùi lên nứt nẻ, có thể có mủ. Xung quanh có một vùng thâm nhiễm màu tím thẫm trên có vảy da lẫn vảy tiết, ngoài cùng có một vùng sung huyết màu đỏ. Vị trí chủ yếu ở các ngón tay, quanh móng. Tiến triển lâu năm, lan ra xung quanh và để lại sẹo. Mô bệnh học ở giai đoạn đầu có hình ảnh của nang lao. Giai đoạn sau biểu bì quá sản, lớp sừng và lớp gai bị kẹp dài sâu xuống trung bì, xét nghiệm trực khuẩn lao có thể dương tính.

1.4. Viêm da dạng viêm quầng (Erysipeloid)

Viêm da dạng viêm quầng là nhiễm khuẩn cấp tính do vi khuẩn Erysipelothrix rhusiopathiae gây nên. Vi khuẩn có thể gây bệnh ở cả người và động vật. Người mắc bệnh do tiếp xúc trực tiếp với thịt có nhiễm E.rhusiopathiae. Dạng đơn độc thường gặp ở tay, chủ yếu ở rìa ngón tay và quanh móng. Tổn thương cơ bản là mảng da đỏ nâu, bề mặt nhẵn, bóng hơi nồi cao trên mặt da, giái hạn rõ. Tổn thương móng và chắc khi sờ nắn.

1.5. Viêm quanh móng do các vi khuẩn khác

Viêm quanh móng do v khuẩn gram âm (Pseudomonas), Mycobacteria không điển hình,… Việc chẩn đoán chủ yếu dựa vào xét 

Cùng ch đề