Viêm quanh móng tay có lây không?16/10/2018 - 0

Nguyên nhân viêm quanh móng tay

   Viêm quanh móng tay thường được gây ra bởi vi khuẩn Staphylococcus và Streptococcus hoặc do nấm Candida xâm nhập vào da qua vết thương hở.

Một số nguyên nhân dẫn đến bệnh như:

·         Các vết thương nhỏ, bị xước da cạnh móng tay, mút ngón tay, vết thương bị nhiễm trùng…không được xử lý tốt sẽ tạo môi trường cho nấm phát triển và gây bệnh.

·         Tiếp xúc với các hóa chất mạnh, sơn móng tay acrylic, hoặc keo sơn móng tay cũng có thể gây ra vết thương và viêm nhiễm ở móng.

·         Để tay tiếp xúc với nước quá lâu.

·         Do dùng chung đồ dùng với người bị bệnh.

·         Ngoài ra, bệnh còn có thể là do bị tiểu đường, bị nhiễm nấm móng tay…

Triệu chứng viêm quanh móng tay

Bệnh thường xuất hiện những triệu chứng như:

·         Vùng xung quanh móng tay bị đau, sưng đỏ. Có thể hình thành mụn nhọt, có mủ và viêm nhiễm ở khu vực này.

·         Móng tay bị biến dạng, vùng xung quanh móng căng và sưng lên, gờ cao hơn chân móng có màu vàng hoặc xám bẩn; kèm theo đó là bong da vùng gần xung quanh móng hoặc bong da sát kẽ móng.

·         Gây cảm giác đau, đôi khi ngứa.

·         Có thể có mủ chảy ra khi ấn vào chân móng.

·         Ban đầu có thể chỉ bị tổn thương ở một hoặc hai móng, sau đó nếu không điều trị đúng thì lan ra các móng còn lại.

Bệnh viêm quanh móng tay có nguy hiểm không?

Bệnh không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng người bệnh. Nhưng nếu bệnh để lâu không chữa thì có thể gây ra những tác hại như:

   Gây ảnh hưởng trong sinh hoạt hàng ngày

Bệnh gây cảm giác đau nhức, ngón tay sưng tấy do vi nấm ăn móng, khiến người bệnh gặp trở ngại khi cầm nắm vật dụng, làm việc.

   Gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ

Bệnh gây biến dạng móng tay, khiến người bệnh, đặc biệt là phái nữ cảm thấy mất tự tin trong giao tiếp, nhất là khi bắt tay trong công việc.

   Có thể lây nhiễm qua bộ phận khác

Bệnh có thể lấy từ khu vực móng tay sang các bộ phận khác của cơ thể. Đặc biệt, nấm Candida là nguyên nhân chính gây viêm nhiễm bộ phận sinh dục, gây nên các bệnh phụ khoa.

   Những ai thường mắc phải viêm quanh móng

Viêm quanh móng tay có thể bị ở bất kỳ độ tuổi nào và không phân biệt giới tính. Tuy nhiên bệnh thường xuất hiện ở nữ giới nhiều hơn. Những người thường để tay ẩm uots như người rửa chén, pha chế, công việc nội trợ…có nguy cơ mắc bệnh cao do tiếp xúc với nước lâu. Bên cạnh đó, người bị bệnh tiểu đường cũng có khả năng mắc bệnh cao hơn.

   Viêm quanh móng tay có lây lan không?

Bệnh do nấm gây ra nên có thể lây lan khi dùng chung đồ dùng với người bệnh. Bên cạnh đó, việc gãi ngứa cũng có thể dẫn đến lây lan bệnh đến các bộ phận khác của cơ thể.

Tróc da quanh móng tay có cần kiêng ăn gì không

Người bệnh cần kiêng những loại thực phẩm như: hải sản, thịt gà, thịt bò, thực phẩm làm từ sữa, rượu, bia, cà phê, thuốc lá…vì sẽ làm các triệu chứng trở nên trầm trọng và khó chữa trị hơn. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên bổ sung nhiều rau quả xanh, vitamin và khoáng chất.

   Cách chữa viêm quanh móng tay bị hư bằng lá trầu không

Lá trầu không có tính ấm, vị cay nồng và mùi thơm hắc; có công dụng sát trùng, trừ phong, tiêu viêm và kháng khuẩn rất tốt. Lá trầu không chứa kẽm, Canxi, Alkaloid, Eugenol, Carvacrol, Chavicol, Tanin, Vitamin, Axit Amin…có khả năng loại bỏ tạp khuẩn, nấm có hại khỏi da; phòng ngừa và điều trị bệnh hiệu quả. Lá trầu có tính sát khuẩn cao, giúp tiêu diệt vi khuẩn gây ra bệnh; giúp vùng móng trở nên sạch hơn.

    Ngâm nước lá trầu không

Lấy lá trầu không rửa sạch, vò nát và nấu với nước. Cho thêm một ít muối và nấu sôi trong khoảng 5 phút. Chờ đến khi nước còn ấm, ngâm móng tay vào và chà xát nhẹ vùng móng. Kiên trì thực hiện trong một thời gian bạn sẽ thấy các triệu chứng giảm đi trông thấy.

   Kết hợp lá trầu không với trái bồ kết

Trái bồ kết chứa Saponin có tác dụng kháng khuẩn; ngăn chặn sự phát triển của nấm. Kết hợp giữa lá trầu không và trái bồ kết sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn, nấm hiệu quả; phục hồi và chữa lành các vết thương.

Bạn lấy khoảng 20 lá trầu không và 10 trái bồ kết. Bồ kết bẻ từng khúc, bỏ hết hạt. Đun sôi bồ kết với nước trong khoảng 20 phút, cho thêm lá trầu không vào và nấu thêm 10 phút nữa. Để nước nguội bớt rồi ngâm móng tay, kết hợp chà xát nhẹ nhàng. Thực hiện 2 – 3 lần/tuần, bạn sẽ nhận được kết quả mong muốn.

   Cách chữa viêm quanh móng tay bị thối với tỏi và chanh

Không chỉ được sử dụng như một gia vị hàng ngày, tỏi còn được sử dụng để chữa viêm quanh móng tay rất tốt. Tỏi chứa Allicin có khả năng kháng nấm, diệt khuẩn rất tốt. Tỏi sẽ ngăn chặn sự phát triển của nấm và giúp nuôi dưỡng móng trở nên cứng cáp hơn.

Chanh chứa hàm lượng lớn axit có khả năng ức chế môi trường sống của nấm mốc. Chanh sẽ làm sạch những tế bào bị viêm nhiễm; ức chế sự sinh sản và phát triển của nấm, tiêu diệt nấm nhanh chóng.

Bạn chuẩn bị 2 củ tỏi và 2 quả chanh. Nghiền nát tỏi đã bóc vỏ, trộn đều với nước cốt chanh và thêm khoảng 1/2 thìa muối vào. Để hỗn hợp này vào hộp thủy tinh để khoảng 10 ngày rồi lấy ra sử dụng. Mỗi lần sử dụng, bạn lấy một ít bông gòn thấm hỗn hợp này rồi chấm lên vùng móng tay bị viêm. Thực hiện mỗi ngày, duy trì trong 30 phút.

   Cách chữa viêm móng tay bị bong bằng nghệ

Không những có tác dụng làm đẹp, nghệ còn có khả năng trị viêm quanh móng tay hữu hiệu. Nghệ chứa tinh chất Curcumin có tác dụng điều hòa hoạt động của nấm gây bệnh; loại bỏ vi khuẩn, nấm; chữa lành và hỗ trợ tái tạo da bị tổn thương hiệu quả.

    Sử dụng nghệ và dầu dừa

Bạn lấy khoảng 1/4 tách dầu dừa đun nóng rồi cho 1 thìa bột nghệ vào và khuấy đều. Để hỗn hợp nguội rồi thoa lên vùng da tổn thương. Giữ nguyên 15 – 30 phút rồi rửa sạch với nước.

   Sử dụng nghệ tươi

Bạn lấy củ nghệ tươi rửa sạch, bỏ vỏ và giã nhuyễn. Hòa cùng với một chút nước rồi thoa trực tiếp lên vùng da bị viêm. Sau khoảng 15 – 20 phút rồi rửa sạch lại với nước.

   Cách chữa bệnh nấm móng bị nứt chân bằng cây sả

Cây sả có tính ôn, chứa thành phần diệt khuẩn, diệt nấm hiệu quả. Cây sả chứa thành phần Nitral có tác dụng chữa nấm rất tốt.

Bạn lấy cây sả đập dập, đun với nước sôi khoảng 5 – 10 phút. Để nước nguội rồi tiến hành ngâm móng tay trong khoảng 5 phút. Thực hiện hàng ngày, tình trạng bệnh sẽ được cải thiện rõ rệt.

Hoặc bạn có thể lấy tinh dầu sả bôi lên chỗ viêm cũng có tác dụng làm sạch móng, loại bỏ nấm hiệu quả. Bạn cũng có thể cho tinh dầu sả vào nước ấm vào ngâm móng khoảng 15 – 20 phút.

Cách chữa bệnh viêm móng bị vàng bằng dầu dừa

Dầu dừa chứa Acid Lauric có khả năng trị nấm, kháng viêm, sát khuẩn, làm lành các vết thương. Dầu dừa kích thích tế bào da mới phát triển, làm cho da móng tay trở nên đẹp, mịn màng hơn. Dầu dừa còn cung cấp độ ẩm, làm giảm các triệu chứng ngứa ngáy, đau nhức của bệnh.

   Thoa dầu dừa lên da

Đây là cách chữa bệnh đơn giản nhất. Bạn vệ sinh vùng móng tay sạch sẽ và lau khô. Thoa trực tiếp dầu dừa lên vùng da tổn thương. Giữ nguyên trong khoảng vài giờ rồi rửa sạch với nước.

   Kết hợp dầu dừa và chanh 

Hàm lượng Vitamin C trong chanh có tác dụng tẩy tế bào chết và diệt nấm hiệu quả. Bạn trộn đều nước cốt chanh và dầu dừa với nhau theo tỉ lệ 1:2. Vệ sinh vùng da ngón tay sạch sẽ rồi thoa hỗn hợp lên da; massage nhẹ nhàng cho các tinh chất thấm vào da. Giữ nguyên trong khoảng 30 phút rồi vệ sinh lại thật sạch. 

   Cách phòng ngừa bệnh viêm quanh móng tay

Để phòng ngừa viêm quanh móng tay, bạn cần chú ý những điều sau:

·         Luôn giữ tay sạch và khô thoáng.

·         Rửa tay sạch sẽ bằng xà diệt khuẩn hàng ngày.

·         Mang găng tay nhựa để tránh tiếp xúc với nước, chất tẩy rửa, miếng chà bằng kim loại, miếng cọ rửa, hóa chất. Bạn cũng nên mang găng tay khi gọt vỏ hay vắt chanh, cam, trái cây chua, hay khoai tây.

·         Mang găng tay da hay vải dày khi làm việc nhà hay làm vườn.

·         Không dùng chung vật dụng cá nhân với người khác để hạn chế bị lây bệnh.

·         Khi cắt móng tay không được cắt sâu vào vùng khóe móng.

·         Giữ cho móng tay mịn màng và cắt móng hàng tuần.

 

·         Bổ sung nhiều rau củ xanh, vitamin và khoáng chất.

Cùng ch đề