Viêm sụn vành tai kiêng ăn gì? Nên ăn gì?18/06/2015 - 0
-
Tham gia 28/06/2014
Một chế độ ăn chống viêm là điều cần thiết giúp viêm sụn vành tai nhanh hồi phục.
Thực phẩm nên ăn:
Quả mọng: Như phúc bồn tử, dâu tây, việt quất, nam việt quất… có chứa anthocyanin – chất chống oxy hóa mạnh có tác dụng chống viêm mạnh mẽ.
Cá béo: Như cá trích, cá cơm, cá thu, cá mòi, có hồi… cung cấp nhiều axit béo omega-3 chuỗi dài EPA và DHA giúp giảm protein phản ứng C (CRP).
Các loại rau cải: Như bông cải xanh, mầm cải Brussels, cải xoăn… giàu sulforaphane. Chất chống oxy hóa này chống viêm bằng cách giảm mức độ cytokine và NF-kB gây viêm
Quả bơ: Ăn nửa quả bơ mỗi ngày có thể giúp giảm các dấu hiệu viêm trong cơ thể.
Trà xanh: Chứa EGCG ức chế viêm bằng cách giảm sản xuất cytokine tiền viêm và ngăn ngừa cytokine làm hỏng các axit béo trong tế bào của bạn.
Ớt chuông: Chứa nhiều vitamin C và quercetin giúp chống viêm mạnh mẽ.
Ngoài ra, bạn nên kết hợp thêm các thực phẩm chống viêm sau vào bữa ăn mỗi ngày: Nho (ăn cả vỏ), các loại nấm, củ nghệ, dầu olive nguyên chất, chocolate đen (hàm lượng cacao lớn hơn 70%), cà chua, anh đào…
Bên cạnh đó, một số thực phẩm có thể thúc đẩy viêm các dấu hiệu viêm như CRP, làm tăng viêm và khiến các triệu chứng viêm sụn vành tai nặng hơn.
Thực phẩm nên kiêng:
Đồ ăn vặt kém lành mạnh: Đồ ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn, bánh kẹo…
Carbohydrate tinh chế: Bánh mì trắng, mì ống, gạo trắng, bánh quy…
Thực phẩm chiên rán: Khoai tây chiên, bánh rán, gà rán…
Đồ uống có đường: Soda, trà ngọt, nước tăng lực, đồ uống thể thao, nước ép đóng hộp…
Thịt chế biến: Thịt xông khói, thịt muối, thịt hộp, xúc xích…
Chất béo chuyển hóa: Dầu hay mỡ rán đi rán lại nhiều lần, bơ thực vật…
Phòng ngừa viêm sụn vành tai hiệu quả
Mặc dù không phải tất cả các nguyên nhân gây viêm sụn vành tai đều có thể ngăn ngừa được, nhưng vẫn có một số điều bạn có thể làm để giảm khả năng xảy ra viêm sụn vành tai:
Tránh đặt bất cứ vật nào vào tai, đặc biệt là các vật sắc nhọn.
Không đặt bất kỳ áp lực cơ học không cần thiết lên tai, như dí sát điện thoại vào tai, đeo tai nghe quá chật, đội mũ bảo hiểm quá chật hoặc áp tai vào một mặt phẳng cứng nào đó.
Khi chơi thể thao, nếu có thể, hãy đeo mũ bảo hiểm để bảo vệ tai khỏi chấn thương do tai nạn hoặc va chạm.
Rửa tay sạch sẽ.
Hạn chế chạm tay lên tai.
Lựa chọn địa chỉ xỏ khuyên tai uy tín.
Những thông tin về viêm sụn vành tai bên trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế chẩn đoán và phác đồ điều trị viêm sụn vành tai của bác sĩ.
Bởi vậy, bệnh nhân vẫn cần đi khám chuyên khoa ngay khi có những dấu hiệu bất thường trên tai để được điều trị hiệu quả nhất.