Cách chữa ung thư phổi thứ phát giai đoạn cuối?02/11/2018 - 21
-
Tham gia 31/10/2018
Xin chào, mẹ chồng tôi 72 tuổi, được chẩn đoán mắc bệnh ung thư phổi thứ phát vào tháng 7 năm 2020. Nguồn gốc từ khối u buồng trứng đã điều trị từ 5 năm trước. BS nói bệnh của bà phát triển chậm nên cho hóa trị trong 8 tháng, kết quả là bệnh không thay đổi, bs chuyển qua liệu pháp miễn dịch trong 3 tháng nhưng không hiệu quả. Ung thư vẫn phát triển nhưng không di căn ở đâu và vẫn ở 1 lá phổi. Bác sĩ tư vấn thực hiện hóa trị xâm lấn rất mạnh và có thể kéo dài tuổi thọ một chút hoặc không, tùy gia đình lựa chọn. Bố tôi đã chọn tiếp tục hóa trị cho mẹ, sau 3 tháng tiếp tục thì hôm qua, bs cho dừng thuốc hóa trị và không thể làm gì hơn. Khi được hỏi về thời gian còn lại của mẹ tôi, bs cho biết có thể vài tuần hoặc vài tháng. Xin lỗi vì bài viết dài, tôi chỉ tự hỏi liệu có ai khác rơi vào tình huống tương tự không? Chúng tôi đều rất đau lòng khi nhìn mẹ phải chịu đựng những triệu chứng mệt mỏi và suy nhược mỗi ngày, chúng tôi biết những gì sẽ xảy ra nhưng vẫn cố tránh nghĩ tới. Chúng tôi biết mẹ của tôi đã bị giai đoạn cuối, vậy có cách nào cho mẹ tôi nữa không?

Hang Do
Thật buồn vì tình hình hiện tại của mẹ chồng bạn, sau khi đọc bài viết của bạn, tôi cũng thấy lo lắng cho bố tôi. Ông ấy cũng đã 72 tuổi, mới phát hiện bị ung thư phổi thứ phát giai đoạn 4 di căn từ ung thư biểu mô gan. Tôi không biết nhiều về căn bệnh này, nhưng từ cuộc nói chuyện trao đổi với bác sĩ, tìm hiểu rên internet, diễn đàn … tôi biết đây là một căn bệnh ung thư rất khó điều trị. Bác sĩ chỉ định truyền 4 đợt hóa trị và sẽ bắt đầu từ tuần sau, bác sĩ sẽ theo dõi xem cơ thể của bố có đáp ứng không. Nếu không, tiên lượng bác sĩ đưa ra cho bố là 3-6 tháng. Bố tôi ho ra máu 1 lần cách đây 5 tháng nhưng không thể tìm ra bệnh, cho đến khi có sưng hạch bạch huyết ở cổ mới biết rõ ràng. Mỗi ngày tôi vẫn đang cầu nguyện để bố tôi được chữa khỏi căn bệnh khủng khiếp này.
-
02/11/2018
-

Ngan Kim Huynh
Xin lỗi khi nghe về mẹ chồng của bạn. Mẹ tôi cũng từng bị ung thư vú cách đây 7 năm, đã phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ tuyến vú và xạ trị hóa trị. Cách đây 5 tháng, bệnh tái phát ở phổi và xương ngực. Bác sĩ cho biết bệnh đã ở giai đoạn 4 cách, mẹ tôi không đồng ý điều trị tại bệnh viện vì bà bị đau và yếu, nhưng chủ quan nhất là em gái của bà cũng đã mất vì bị ung thư, bà đã chăm em ở bệnh viện suốt một thời gian dài, có lẽ bà biết rõ mọi thứ hơn chúng tôi. Đáng buồn là mọi thứ về sức khỏe của bà đi xuống nhanh chóng, một tuần trước chúng tôi phải đưa bà vào bệnh viện vì đau đớn, căn bệnh ung thư đã ăn vào xương. Mẹ tôi hiện giờ chỉ uống chút sữa và tiêm moorphin hàng ngày.
-
03/11/2018
-

Trương Đức Sáu
Chào các bạn. Thật tiếc việc điều trị của người thân các bạn không còn hiệu quả nữa. Tôi không thể tưởng tượng được việc đối diện những điều đó sẽ khó khăn như thế nào với các bạn. Nhưng các bác sĩ và tất cả những người bạn xung quanh luôn sẵn sàng hỗ trợ các bạn. Tôi chắc chắn rằng các bạn sẽ sớm nhận được những sự hỗ trợ nhiều ý nghĩa từ họ. Hãy mạnh mẽ và bình tĩnh.
-
04/11/2018
-

Thúy Hằng
Cảm ơn các bạn đã trả lời, tôi rất xin lỗi khi các bạn cũng đang phải trải qua điều này, tôi hy vọng các phương pháp điều trị sẽ có hiệu quả với người thân của các bạn. Thật là khủng khiếp, mẹ chồng tôi đang cố gắng từng ngày khi nó đến như thể chúng tôi đang ngồi chờ tình trạng của bà mỗi ngày một xấu đi.
-
04/11/2018
-

Thúy Hằng
Một thực tế không gì có thể thay đổi, mẹ tôi đã mất cách đây 2 ngày.
Rất xin lỗi vì đã làm ảnh hưởng đến tinh thần của các bạn, hãy thông cảm cho tôi, chỉ có nơi này toi mới có thể tự do nói lên cảm xúc của bản thân lúc này. Xin cầu chúc những điều kỳ diệu sẽ đến với các bạn và người thân của các bạn.
-
15/11/2018
-

Vui Vẻ Mà Sống
Tôi rất tiếc vì bạn đã mất mẹ vì căn bệnh quái ác này, mẹ chồng tôi không đau đớn vào lúc này nhưng chúng tôi đã được bác sĩ khuyên nên đưa bà về và xác định tư tưởng. Sau bao ngày xa cách con cháu và trăm sự nhờ bác sĩ, nay bác sĩ lại bảo đưa mẹ về, tôi thực sự cảm thấy rất khó để tiếp nhận điều này. Chồng tôi bảo là anh ấy cảm thấy tất cả chỉ là một sai lầm lớn khi chấp nhận để bác sĩ phẫu thuật cắt bỏ khối u gan. Chỉ sau thời gian chữa đầy 3 tháng, mẹ tôi bị tái phát di căn đến cả 2 lá phổi. Thật khủng khiếp khi bác sĩ có thể đi từ tiên lượng tốt rồi sau đó là những điều tồi tệ nhất diễn ra. Trung tâm dược liệu châu á cũng đã lắc đầu rồi.
-
15/11/2018
-

Quang Huy Võ
Chào bạn, chúng ta luôn muốn điều tốt nhất cho người thân, bác sĩ cũng vậy, tôi chắc chắn một điều là bác sĩ cũng rất muốn có kết quả tốt đẹp. Hãy nghĩ rằng họ đã làm hết sức.
Vợ tôi đã trải qua 4 đợt hóa trị và liệu pháp miễn dịch. Sự chờ đợi sau mỗi lần điều trị là điều tồi tệ nhất. Chờ đợi mọi thứ trở nên tồi tệ, điều đó có thể đúng với tôi, vì hơn 1 năm điều trị cho cô ấy, mỗi lần khám lại là tôi đều phải chờ đợi, tất cả các kết quả có được đều không tốt đẹp, không có gì tốt hơn. Cô ấy bị khó thở và có nhiều chất nhầy vào buổi sáng, tràn dịch màng phổi, thực sự trông không lấy gì là khỏe! Bệnh ở giai đoạn cuối, bác sĩ có tiên lượng sống trong thời gian từ 3-6 tháng. Nhưng đó là thời gian cách đây 3 năm, sau khi vợ tôi được uống thuốc của trung tâm dược liệu châu á, từ ngày đó đến nay mới chỉ hút dịch duy nhất 1 lần. Bện hoàn toàn ổn định, cô ấy vẫn đi khám bệnh định kỳ mỗi tháng.
-
16/11/2018
-

Vinh Quang Vu
Bố tôi bị ung thư dạ dày di căn phổi và hạch bạch huyết, bác sĩ đưa ra 2 phương pháp, đó là hóa trị và miễn dịch. Sau khi hội chẩn, bác sĩ quyết định thực hiện liệu pháp miễn dịch cho bố tôi. Nhưng khi chuẩn bị vào điều trị thì bs lại có thêm một chẩn đoán mới, đó là bố tôi bị di căn cả gan và lá lách. Vì vậy, liệu pháp miễn dịch bị hủy bỏ, sẽ phải thực hiện hóa trị cùng với thuốc trị liệu nhắm mục tiêu. Gia đình tôi thực sự rất hoang mang.
Có ai vừa hóa trị vừa uống thuốc của trung tâm dược liệu châu á không?
-
19/11/2018
-

Thao Pham
Chào bạn, nhà tôi có bệnh nhân từng uống thuốc của trung tâm này, lúc đó cũng đang điều trị hóa chất ở bệnh biện. Thầy thuốc của trung tâm bao giờ cũng hỏi là đã xạ trị hóa trị hay chưa, nếu đã từng xạ trị hóa trị thì đã dừng trong thời gian bao lâu rồi? Họ sẽ có công thức thuốc riêng cho việc kết hợp với xạ trị hóa trị, hoặc là chỉ dùng thuốc của họ điều trị. Nói chung là nên cho họ biết về tất cả những loại thuốc đang sử dụng để họ có sự điều chỉnh cho phù hợp.
-
21/11/2018
-

Quách Minh Trung
Vậy còn liệu pháp miễn dịch thì sao, có vừa điều trị miễn dịch và vừa uống thuốc của họ được không?
-
21/11/2018
-

Thao Pham
Hình như là không, vì tôi cũng nhớ là họ tư vấn và phân tích như sau: Liệu pháp miễn dịch của tây y là dùng thuốc để ức chế miễn dịch cơ thể. Còn thuốc của họ là hồi phục và tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên của cơ thể. Hai cơ chế khác nhau nên chắc là sẽ không uống cùng được. Bạn nên hỏi họ để biết chính xác thông tin.
-
22/11/2018
-

Trịnh Thu Lan
Từ 2 tuần trước, bác sĩ nói không thể làm gì được nữa cho mẹ tôi, tiên lượng mà bác sĩ đưa ra là mẹ tôi có thể sống tính bằng vài tuần hoặc 1 vài tháng. Từ đó, mỗi ngày, chúng tôi giống như đang chờ đợi tình trạng mẹ tôi xấu đi, mẹ tôi không thể thoát ra ngoài sự mệt mỏi thường ngày. Tôi không ngây thơ vì 8 năm trước bố chồng tôi cũng được bác sĩ nói như vậy, ông ấy xuống dốc khá nhanh mặc dù trông ông ấy có vẻ tốt hơn rất nhiều. Vậy mà ông cũng chỉ sống thêm với chúng tôi được khoảng 5 tuần.
-
26/11/2018
-


Lương Thị Nga
Tôi để ý thấy một điều, đa phần mọi người khi tham gia diễn đàn đều có người thân hoặc là bệnh nhân bị ung thư phổi (nguyên phát hoặc thứ phát )đã ở giai đoạn 4 hoặc giai đoạn cuối, bệnh nặng quá rồi. Tỷ lệ rất nhiều người đều đã trải qua các phương pháp điều trị ở bệnh viện. Có lẽ đây cũng là câu trả lời cho một số anh chị khi đang đứng ở ngã 3 đường là có nên chữa bằng tây y hay đông y. Tôi không phải là bs u bứu nên chẳng dám khuyên mọi người. Nhưng khi bệnh còn đang ở giai đoạn 1-2, đi bệnh viện mãi rồi cũng lên giai đoạn cuối. Mà đã giai đoạn cuối rồi thì còn cơ hội nào nữa không? Đa phần khi bv trả về thì chỉ còn chờ chết thôi chứ chữa gì nữa, bệnh nhân nhà tôi cũng mới chuyển về nhà, hơn 1 năm điều trị tại bệnh viện, lúc ấy bs còn nói là bệnh mới ở giai đoạn sớm, còn có nhiều hy vọng và cơ hội. Cuối cùng thì sao, tôi nghĩ đó chính là cơ hội để gia đình tôi tiêu tốn gần 600 triệu và cũng là cơ hội để bệnh nhân nhận được mức độ bệnh nặng hơn.
-
29/11/2018
-

Bich Thương
Bạn này nói tiêu cực quá, chữa bệnh thì ai chả mất tiền, lúc ốm đau sức khỏe con người mới là quan trọng, còn tiền bạc thì tính làm gì. Bệnh ung thư rất phức tạp, chữa trị đâu phải dễ. Hãy đặt mình vào vị trí của bác sĩ, họ cũng muốn bệnh nhân được khỏe lại chứ, có ai muốn vậy đâu. Bạn không xem tivi à, có rất nhiều bệnh nhân ung thư đã được cứu chữa khỏi bệnh ở bệnh viện đấy thôi.
-
29/11/2018
-

Van vinh Nguyen
Thật ra, cũng do từng vị trí hoặc góc nhìn của mỗi người. Rõ ràng là bác sĩ ai cũng muốn chữa cho bệnh nhân, họ đã nỗ lực hết sức rồi, không cứu được họ cũng đau lòng lắm. Nhưng họ cũng chỉ là người đi làm thuê, đi hành nghề để kiếm đồng lương nuôi cha mẹ vợ con, họ cũng như chúng ta mà thôi. Còn việc tốn kém tiền bạc là do các quy định, chính sách của bệnh viện. Bác sĩ đâu có thu tiền của bệnh nhân đâu. Nhưng ngược lại, cũng có nhiều gia đình tán gia bại sản vì căn bệnh này, nếu có bệnh mà không chữa, để bệnh nhân chờ chết thì không nhân văn. Trong khi các bs thì nói vẫn còn nhiều cơ hội này nọ. Nhưng bệnh không chữa khỏi, khoản tiền vài trăm triệu là một gia tài cực kỳ lớn của nhiều gia đình. Nhưng nếu họ có tiền mà tiêu hết thì không sao, nếu đó là khoản nợ thì đúng là một vấn đề cho người thân ở lại. Mất đi người thân là một điều rất đáng tiếc, là một sự mất mát lớn. Khoản nợ trên đầu mà người lao động trụ cột đã ra đi, điều đó rất khó để giải thích.
-
29/11/2018
-

Vũ Hạnh
Tôi nói thật, chính các bác sĩ cũng thừa biết tỷ lệ rất nhỏ bệnh nhân có thể có hiệu quả. Nhưng thường thì họ không nói rõ, họ chỉ nói chung chung theo kiểu 50/50. Họ thường nhấn mạnh đến ‘Cơ hội, hy vọng’’…Thành ra tâm lý người thân chỉ biết nhìn thấy những cơ hội và lợi ích mang lại để đưa ra quyết định điều trị. Đa số sẽ không ai chấp nhận để bệnh nhân nằm đó rồi chờ chết. Họ không thể biết những rủi ro, những thất bại của phương pháp đều trị để có thể cân nhắc nhiều điều. Người thân cũng xác định tốn tiền để điều trị, nhưng giá như họ được các bác sĩ cung cấp đầy đủ thông tin về lợi ích và thiệt hại, có lẽ họ sẽ lựa chọn được cách phù hợp hơn với điều kiện hoàn cảnh. Việc điều trị cho bệnh nhân sẽ thoải mái hơn, không trở thành gánh nặng kinh tế cho gia đình họ.
-
30/11/2018
-

Phan Cường
Rất đúng, gia đình tôi không chỉ mất rất nhiều chi phí ở bệnh viện, lại còn chi phí phong bì để nhận được sự quan tâm chăm sóc tốt hơn. Nhưng cuối cùng thì cái gì đến cũng đã đến.
-
04/12/2018
-
- Cách chữa ung thư phổi di căn xương?
- Thuốc nam chữa ung thư phổi giai đoạn cuối?
- Cần thuốc chữa ung thư phổi hạch lympho giai đoạn 4?
- Dầu cần sa CBD có chữa được ung thư phổi không?
- Thuốc nào chữa khỏi khối u trung thất?
- Thuốc chữa khỏi ung thư phổi không phải tế bào nhỏ?
- Chữa ung thư phổi bằng liệu pháp miễn dịch?
- Chữa ung thư phổi bằng hóa chất có khỏi được không?
- Khối u ác tính trên thành ngực có chữa được không?
- Điều trị ung thư phổi tràn dịch?
- Thuốc chữa ung thư phổi tế bào nhỏ di căn hiệu quả?
- Hóa trị có chữa khỏi ung thư phổi được không?
- Cách điều trị ung thư phổi giai đoạn 4 di căn hiệu quả?
- Ung thư phổi di căn chữa như thế nào?
- Ung thư trung biểu mô phổi điều trị bằng cách nào?
- Cần tìm thuốc đông y chữa u phổi giai đoạn 4?
- Cách điều trị ung thư phổi biểu mô tế bào lớn?
- Mẹ bị khối u Pancoast đỉnh phổi cần thuốc chữa?
- Ung thư biểu mô Carcionoids ở phổi và cách chữa?
- U phổi tế bào hạt ác tính điều trị bằng cách nào?
Vũ Tô Thuỷ
Ôi, tôi rất hiểu tâm trạng của địa gia đình bạn lúc này. Tôi cũng đã trải qua 2 lần tương tự như bạn, một lần ới bố bị ung thư phổi thứ phát từ khối u ác tính tuyến tụy và một lần với mẹ bị ung thư phổi di căn não. Cả 2 người thân sinh ra tôi đã mất đều do ung thư. Khoảng khắc ngồi bên người thân đang yếu dần, rồi hấp hối, rồi hôn mê quả thực là đáng sợ. Thật khó lý giải cảm xúc lúc đó, như một sự chới với để cố níu lấy tay người thân yêu sắp rơi xuống bờ vực. Chính xác là sự tuyệt vọng cho cả người ở lại và cả người ra đi.
Nguyễn Thị Bạch Dương
Dù rất khó để nói lên hai từ ''Xác định''. Nhưng khi mẹ tôi có kết luận bị ung thư thực quản di căn phổi và hạch trung thất, gia đình chúng tôi cũng ngầm hiểu với nhau là xác định tư tưởng cho những điều tồi tệ nhất. Có xác định ngay từ đầu thì hành trình điều trị mới thông tư tưởng, không bị nặng nề về tâm lý. Tuy nhiên, mẹ tôi đã được cứu sống sau liệu trình 13 tháng uống thuốc của trung tâm dược liệu Châu Á. Cho đến hôn nay đã được hơn 6 năm kể từ ngày phát bệnh, mẹ tôi vẫn ổn mặc dù sức khỏe hô hấp không được tốt.
Hùng Lâm
Hôm qua bệnh viện đã cho mẹ tôi xuất viện để về nhà điều trị, hiểu nôm na là bệnh viện trả về. Sau 8 tháng truyền hóa chất và miễn dịch, mẹ tôi hoàn toàn không có kết quả, bác sĩ thì nói là không đáp ứng thuốc của họ. Chung quy lại là do mẹ tôi không hợp thuốc chứ không phải là thuốc không có tác dụng. Nhưng tác dụng phụ của thuốc làm cho mẹ tôi không thể ăn uống đi lại được, đau đớn không ngủ được thì bác sĩ lại không hề đề cập là do đâu. Hôm này vào đây thấy mẹ bạn đang yếu dần, tôi lại nghĩ tới những ngày sắp tới của mẹ tôi. Buồn và chán nản vô cùng. Tôi cũng có liên hệ đến trung tâm dược liệu Châu Á. Tuy nhiên là do điều kiện sức khỏe của mẹ tôi quá yếu nên họ không nhận điều trị.